SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do đâu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

2018-01-18 | 08:01

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không còn xa lạ đối với mọi người, được xếp vào danh sách top bệnh nguy hiểm hiện nay, với tỷ lệ người mắc ngày càng nhiều. Cùng Maytaooxy tìm hiểu nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các triệu chứng nhận biết sớm , cách chữa phương pháp điều trị COPD, một số thông tin hữu ích khác qua topic sau.

Phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi COPD gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi, vì một số nguyên nhân nào đó làm tổn thương đường hô hấp cuối cùng sẽ gây trở ngại cho việc trao đổi oxy và carbon dioxide trong phổi hay nói cách khác thì là một nhóm các bệnh phổi chặn luồng không khí và làm cho thở ngày một khó khăn hơn.

Bệnh bao gồm bệnh khí thũngbệnh viêm phế quản mãn tính: tăng tiết nhiều đờm nhầy trong phế quản và có biểu hiện ho khạc đờm tối thiểu 3 tháng liên tục trong năm, kéo dài 2 năm liên tiếp. COPD phổ biến chủ yếu ảnh hưởng đến người trung niên hoặc người cao tuổi hút thuốc.

 

 

Nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

COPD xảy ra khi cơ quan phổi tổn thương viêm và hẹp dẫn khí, theo chuyên gia bác sĩ nguyên nhân chính chiếm cao nhất do hút thuốc, mặc dù tình trạng này đôi khi có thể xảy ra ở những người chưa bao giờ hút thuốc, ví dụ như những bệnh nhân mắc bệnh giãn phế quản, hen, di chứng lao phổi...)

Hút thuốc lá nhiều thời gian dài khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn càng cao hay tiếp xúc lâu dài với khói hoặc bụi có hại. Những người khác là kết quả của một vấn đề di truyền hiếm gặp, có nghĩa là phổi dễ bị tổn thương hơn.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

- Hút thuốc lá, thuốc lào: nghiên cứu chỉ ra rằng 80 - 90% các trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có liên quan đến hút thuốc lá và 15 - 20% người hút thuốc lá sẽ phát triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau một số năm.
- Yếu tố di truyền: thiếu hụt men Alpha1- antitripsin là một glucoprotein được tổng hợp ở gan có tác dụng ức chế hoạt động của proteinase, sẽ khởi phát bệnh sớm hơn, thường trước tuổi 40, nhất là lại còn hút thuốc lá. Hoặc sự tăng đáp ứng phế quản.
- Hóa chất, bụi bẩn nghề nghiệp: hay gặp ở những người thợ hàn, rèn, luyện kim, công nhân ở các nhà máy hóa chất, nhà máy sợi…
- Ô nhiễm môi trường: hít khí thải công nghiệp, khói bụi giao thông và ô nhiễm trong nhà liên quan đến việc sử dụng dầu sinh học, bếp củi để đun nấu, sưởi ở những nơi thông khí kém, yếu tố này liên quan đến tỷ lệ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Yếu tố khác như: nhiễm trùng tái phát từ thời kỳ nhỏ tuổi, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, tình trạng kinh tế xã hội ...

 

 

Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Gây tác động trực tiếp đến hệ thống hô hấp nên dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm:

- Ho kéo dài, ho mãn tính
- Ho ra đờm có màu trắng, vàng xám, hoặc xanh lá hay đôi khi lẫn chút máu bên trong
- Cảm cúm, lạnh tái đi tái lại do nhiễm trùng hô hấp
- Ngực đau thắt chặt, thở gấp, gắn sức thở và khó thở
- Người sốt nhẹ, ớn lạnh, mệt mỏi thở khò khè

Trên là triệu chứng ban đầu ở người lớn và trẻ em, thường chủ quan bỏ qua không có định hướng khám và điều trị dứt điểm, dần dần có thể xảy đến:

- Khó thở đến độ không nói chuyện được
- Móng chân, tay hay môi chuyển màu xanh hoặc xám chứng tỏ nồng độ oxy trong máu thấp
- Một số trường hợp người bệnh rơi vào trạng thái lơ mơ
- Tim đập nhanh đôi khi rất nhanh
- Các triệu chứng ở giai đoạn đầu kể trên ngày càng nặng, mặc dù đã được điều trị trước đó.

 

 

Cách chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên có nhiều phương pháp để để điều trị, phòng ngừa cải thiện được khả năng sinh hoạt trong đời sống hàng ngày, kiểm soát được những triệu chứng và giảm được những biến chứng và các đợt kịch phát.

- Ngừng hút thuốc lá
Hút thuốc nguyên nhân hàng đầu gây bệnh, chính vì vậy việc quan trọng nhất đối với những người bị COPD là từ bỏ thuốc, cách tốt nhất giữ tình trạng bệnh không trở nặng nữa, mặc dù nói bỏ thuốc dễ nhưng không hề, chính vì thế người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm thay thế và có thể xử lý tái phát cách khác.

- Dùng thuốc
Sử dụng thuốc giãn phế quản thường trong ống giúp thư giãn cơ đường thở, điều này có thể giảm ho và khó thở, giúp việc thở sẽ dễ dàng hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể cần phải dùng thuốc giãn phế quản ngắn trước khi hoạt động, tác dụng dài nên dùng mỗi ngày
Hít steroid, corticosteroid có thể làm giảm viêm đường thông khí và giúp thở tốt hơn. Nhưng tác dụng phụ làm yếu xương và làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đục thủy tinh thể, tiểu đường, nên cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ
Thuốc kháng sinh giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng chỉ được dùng khi cần thiết vì nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng của COPD

- Phẫu thuật
Phương pháp áp dụng với những ai bệnh nặng không đáp ứng bằng các thuốc trên, khối lượng phỗi giảm đi bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần mô phổi bị hỏng, điều này tạo thêm không gian trong khoang ngực để cho mô phổi còn lại và các cơ hoành thực hiện công việc hiệu quả hơn.
Cấy ghép phổi lựa chọn cho những người bệnh khí phế thũng nặng, cấy ghép cải thiện được khả năng thở, nhưng nó không kéo dài cuộc sống và có thể phải chờ 1 thời gian để nhận được cơ quan hiến tặng.
- Liệu pháp thở oxy
Trường hợp hông đủ oxy trong máu có thể oxy bổ sung, có rất nhiều thiết bị cung oxy cho phổi như máy tạo oxy hoặc những thiết bị trợ thở như máy trợ thở CPAP, có nhiều người chỉ sử dụng khi ngủ.

>> Tham khảo và mua ngay máy tạo oxy Reiwa 5 lít K5BW cùng nhiều quà tặng hấp dẫn

 

 

Trên là những thông tin về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD: nguyên nhân, triệu chứng, khi nào nên gặp bác sĩ, cách chữa trị áp dụng phương pháp nhưng thông tin mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến chuyên gia

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan