SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Cách phân biệt bệnh hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

2015-12-18 | 06:55

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bệnh hen phế quảnbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều có nhiều điểm giống nhau về khái niệm cũng như cơ chế sinh bệnh, dấu hiệu và cách điều trị. Do đó nhiều người đã bị nhầm lẫn giữa 2 loại này và đặc biệt là đối với những người có bệnh, việc tìm hiểu về điểm khác và giống nhau của 2 loại bệnh này là rất quan trọng.

Sơ lược bệnh phổi tắc nghẽn COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được biết đến là bệnh có thể phòng được, đặc trưng của bệnh này là tình trạng tắc nghẽn đưởng thở kéo dài và không hồi phục, bệnh sẽ nặng dần theo thời gian. Bệnh này sẽ làm cho tình trạng bị viêm niêm mạc đường thở mạn tính do các phần tử và khí độc gây nên, bệnh có những đợt bùng phát cấp làm cho bệnh nặng thêm và nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe.

Trong khi đó bệnh hen phế quản được hiểu là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính, gây ra những hiện tượng như phù nề, tăng tiết, co thắt cơ trơn phế quản, biểu hiện lâm sàng của bệnh là những cơn khó thở, có tiếng cò cử khi tiếp xúc với yếu tố gây bệnh hoặc thời tiết thay đổi, những thời điểm gây khó thở cho bệnh nhân là vào lúc nữa đêm hoặc sáng.

Cả 2 loại bệnh này cùng có 1 cơ chế bệnh: phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết dịch nhầy phế quản, vì vậy biểu hhiện trên lâm sàng những cơ khó thở, bệnh thường xuất hiện do viêm niêm mạc đường thở mạn tính với những tác nhân bên ngoài. 2 căn bệnh này đều là bệnh mạn tính và cũng có những biểu hiện lâm sàng như ho và khạc đàm.

Cách phân biệt bệnh hen phế quản với COPD

Xét về độ tuổi thì hen phế quản thường xuất hiện sớm, lúc còn nhỏ tuổi, nhưng cũng có những trường hợp xuất hiện ở tuổi trưởng thành, có rất rất ít bệnh nhân hen phế quản có triệu chứng khởi phát ở tuổi trung niên do đó bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra ở tuổi trên 40.

Nguyên nhân gây bệnh: Những người bị hen thường có những yếu tố gây kích ứng bệnh như khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng, khí hậu và thời tiết thay đổi, bệnh viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản và nhiều yếu tố khác. Trong khi đó bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là thuốc lá và 1 số ít khác là môi trương ô nhiễm khói bụi. Số đông những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều đang hoặc đã từng sử dụng thuốc lá.

Dấu hiệu của bệnh hen phế quản thường xuất hiện từng lúc, ngoài những cơn khó thở ra bệnh nhân hoàn toàn bình thường, nếu có đi khám bác sĩ cũng không thấy có triệu chứng gì, trong khi ở những bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính thường có triệu chứng dấu hiệu luôn tồn tại.

Mức độ tiến triển của bệnh: những cơn hen cấp thường xảy ra ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, giữa những cơn hen bệnh nhân thường không có dấu hiệu gì khác lạ. Trong khi đó các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có mức độ càng ngày càng nghiêm trọng.

Chức năng hô hấp tắc nghẽn đường thở là một trong những điểm nổi bật của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xuất hiện ở mọi giai đoạn của bệnh và nặng lên, trong lúc đó những người bị bệnh hen nhẹ hoặc nặng thì chức năng hô hấp vẫn bình thường.

Đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gây tổn thương ở những niêm mạc đường thở và tình trạng viêm chủ yếu xuất hiện ở những đường thở ngoài ra người bệnh còn bị tổn thương nhu mô phổi, rối loạn thông khí không hồi phục, tình trạng viêm chủ yếu là do khói thuốc, bụi và thường khuyếch đại nhanh chóng, ngoài ra bệnh còn gây tổn thương ở những bộ phận và những cơ quan khác.

Đối với hen phế quản, tổn thương viêm chỉ xuất hiện ở niêm mạc đường thở, bên cạnh đó, viêm lan tỏa trên toàn bộ niêm mạc cả đường thở lớn và đường thở nhỏ, tuy nhiên hen không có tổn thương ở nhu mô phổi. Hen phế quản chủ yếu chỉ có tổn thương ở đường thở mà không có biểu hiện bệnh toàn thân.

Tiên lượng của hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng rất khác nhau, đó là chức năng hô hấp trong bệnh hen có thể bị suy giảm nhưng nếu kiểm soát hen tốt là có thể làm chậm mức độ suy giảm. Với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chức năng hô hấp suy giảm là điều khó tránh được, do vậy, việc chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời rất quan trọng.

 

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

maytaooxy.vn

Bài viết liên quan