SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Giải đáp các câu hỏi về bệnh tràn dịch màn phổi hiện nay

2018-11-21 | 03:37

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Tràn dịch màn phổi là gì nó có nguy hiểm và lây lan không là các câu hỏi xoay quanh phổi, topic hôm nay sẽ cùng người đọc làm rõ các vấn đề đó chi tiết nhất.

 

 

Phổi là cơ quan đặc biệt quan trọng, nhận nhiệm vụ hô hấp và trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Phổi có cấu tạo gồm hai buồng phổi nằm trong lồng ngực, giữa hai lá phổi có một khoang màng phổi. Trong khoang màng phổi có một lớp màng mỏng gọi là màng phổi. Lớp màng phổi nằm trong thành ngực và có nhiệm vụ bao bọc lá phổi.

 

Thông thường, trong màng phổi sẽ có một lượng dịch nằm ở giữa, đóng vai trò như dầu bôi trơn giúp phổi và thành ngực trơn láng khi cọ xát, giúp chúng ta hít thở dễ dàng.

 

Khi lượng dịch (máu, dịch hoặc khí) tích tụ trong màng phổi vượt quá mức cho phép sẽ xảy ra hiện tượng tràn dịch màng phổi. Dịch màng phổi nếu di chuyển trong khoang phổi sẽ gây ra cảm giác tức ngực, khó chịu mỗi lần hít thở, áp lực dồn lên lá phổi vô cùng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

 

Tràn dịch màng phổi là gì ?

Tràn dịch màng phổi không phải bệnh mà là một thuật ngữ để chỉ hiện tượng dịch tích tụ trong màng phổi tăng quá mức cho phép. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tràn dịch màng phổi. Một trong số đó là các căn bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, u ác tính, suy tim, chấn thương lồng ngực. …

 

Tràn dịch màng phổi là tiếng còi “báo động” khi một căn bệnh nào đó đang có dấu hiệu biến chứng. Có thể là do viêm phổi bởi vi khuẩn, viêm màng ngoài tim, bệnh áp-xe gan, áp-xe dưới cơ hoành, thấp khớp mãn tính, lupus ban đỏ hoặc do kí sinh trùng như bệnh sán lá gan, giun, lỵ, …

 

Khi có hiện tượng tràn dịch màng phổi, dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất đó là những cơn đau ngực, khi nằm nghiêng cơn đau sẽ càng tăng.

 

Ngoài ra, những triệu chứng tràn dịch màng phổi còn có thể là:

-           Khó thở, hít thở khó khăn

-           Sốt cao

-           Ho khan

-           …

 

 

Để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần đến cơ quan y tế để khám lâm sàng, chụp X-quang, chụp CT hoặc siêu âm màng phổi.

Tràn dịch màng phổi có thể gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề, ảnh hưởng xấu tới đường hô hấp và để lại các di chứng khác. Chính vì vậy, khi cơ thể có những triệu chứng tràn dịch màng phổi, chúng ta cần đi khám để được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

 

Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không ?

 

Tràn dịch màng phổi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Để biết tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không, chúng ta phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Theo y học, tràn dịch màng phổi chia thành 2 loại chính

- Tràn dịch không biến chứng: Dấu hiệu nhẹ, lượng dịch tràn ra không nhiều, ít nguy hiểm

- Tràn dịch phức tạp: Chia thành 3 thể, tương ứng với mức độ nguy hiểm khác nhau. Tuy nhiên, nguy hiểm nhất là tràn dịch phổi do lao và do ung thư phổi

 

Tràn dịch phổi do lao: Ở thể 2, biểu hiện ở dịch màu vàng, có khả năng lây lan nhanh. Lao phổi là bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 25 đến 35 với các triệu chứng kéo dài như: ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng, ho lâu ngày không khỏi, sốt, cơ thể suy kiệt, mệt mỏi. Khi đi làm xét nghiệm, nếu phim chụp ở phổi có màu trắng thì khả năng cao bạn đang mắc lao phổi.

 

Tràn dịch phổi do ung thư phổi: Ở thế 3, thuộc bệnh lý ác tính, dịch màu vàng hoặc đỏ. Ung thư phổi thường xuất hiện ở người già, thường xuyên hút thuốc lá trong một khoảng thời gian dài không phát hiện.Thông thường, ung thư phổi từ giai đoạn 3 trở lên mới xảy ra dấu hiệu tràn dịch màng phổi. Thời gian ủ bệnh từ 2-3 năm, phát hiện sớm hoặc muộn tùy theo tình trạng sức khỏe.

 

 

Tràn dịch màng phổi có lây không ?

 

Tràn dịch màng phổi có thể lây. Tuy nhiên, chỉ lây từ người này sang người khác trong trường hợp người bệnh bị tràn dịch màng phổi kết hợp với lao phổi.

 

Trong đờm và nước bọt của người bệnh chứa rất nhiều vi trùng lao. Khi khạc đờm, hắt hơi sổ mũi, ho khan, … vi trùng sẽ bị tống ra ngoài, lan qua đường không khí và lây bệnh cho ai hít phải.

 

Chính vì vậy, mọi người cần lưu ý:

- Nếu chỉ bị tràn dịch màng phổi do lao đơn thuần thì sẽ không cần lo lắng vì bệnh này không lây cho người khác và vi trùng không thoát ra môi trường xung quanh.

- Nếu bị tràn dịch màng phổi kết hợp với lao phổi, bệnh này có thể lây sang người khác. |Chính vì vậy, cần chú ý khi đi ra ngoài đường. Không nên khạc nhổ hoặc quên đeo khẩu trang để tránh đưa vi trùng ra ngoài.

 

Tràn dịch màng phổi có chữa được không ?

 

Tràn dịch màng phổi hoàn toàn có thể chữa trị nếu phát hiện nhanh chóng và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu chúng ta chủ quan, để mặc tình trạng bệnh trong một thời gian dài thì có thể không chữa được. Theo thống kê của Mỹ, 15% bệnh nhân tràn dịch màng phổi đã tử vong do phát hiện chậm trễ.

 

Một nguyên nhân nữa để xác định tràn dịch màng phổi chữa trị được hay không đó là nguyên nhân bệnh. Nếu nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi là virut, viêm phổi, suy tim, … thì khả năng cao có thể chữa trị. Trong trường hợp tràn dịch màng phổi do ung thư phổi, tỉ lệ chữa trị được thấp hơn, khoảng 10% trên tổng số bệnh nhân.

 

 

Bị tràn dịch màng phổi nên ăn gì ?

 

Khi bị tràn dịch màng phổi, chúng ta cần lưu ý đến thực phẩm và các khẩu phần ăn hàng ngày,

Thực phẩm tốt cho người bị tràn dịch màn phổi

- Rau xanh, trái cây: Tăng cường rau xanh, trái cây, nước ép trái cây giàu vitamin và chất dinh dưỡng trong các bữa chính.

- Ngũ cốc: Ngũ cốc là nguồn chất xơ tự nhiên cơ thể không thể thiếu. Các loại ngũ cốc thông dụng và bổ dưỡng có thể kể ra như: đậu, gạo lứt, hạt kê, lúa mì, …

- Các loại cá: Những loại cá chứa nhiều protein tốt cho sức khỏe còn cung cấp một lượng dầu tự nhiên như cá thu, cá hồi, cá hú, cá mòi, … - - Trong một tuần, nên ăn cá từ 2-3 lần.

- Uống đủ nước: Một người khỏe mạnh cần cung cấp từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Có thể thay thế nước lọc bằng trà hoặc nước ép trái cây, uống từ 6-8 ly, mỗi lần cách từ 1-2 tiếng để tăng khả năng trao đổi chất và bài tiết độc.

- Đồ ăn giàu protein: Thịt, cá, trứng, sữa, … Việc hấp thu những thực phẩm này sẽ giúp giảm lượng calo chúng ta ăn hàng ngày, rất có lợi cho người đang điều trị bệnh phổi.

Khẩu phẩn ăn cho người bệnh

- Mỗi ngày, chúng ta nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 lần thay vì 3 lần ở bữa chính. Việc chia nhỏ bữa ăn giúp cơ thể hấp thu tốt hơn và không chiếm không gian hô hấp của phổi.

- Một cách chia khẩu phần ăn khác đó là 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Bữa chính nên cung cấp đủ chất khoáng, vitamin, tinh bột và các khoáng chất. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm vitamin cho cơ thể nếu cảm thấy cần thiết.

 

 

Cách điều trị tràn dịch màng phổi

 

Tràn dịch màng phổi không phải bệnh hiếm gặp và hoàn toàn có thể điều trị bằng các phương pháp.

 

Hút dịch thừa ra ngoài Các bác sĩ dùng kim chọc vào khoang phế nang, sau đó dẫn các dịch thừa ra ngoài qua đường ống dẫn. Phương pháp này không gây đau đớn và tác dụng phụ lên người bệnh. Tuy nhiên, các thiết bị y tế cần khử trùng và người thực hiện phải thực hành chuẩn xác. Tùy theo tình trạng bệnh, số lần hút dịch ở mỗi người không giống nhau.

 

Điều trị bệnh bằng thuốc

- Sử dụng thuốc là cách ngăn ngừa và đẩy lùi sự phát triển của vi khuẩn trong dịch tràn màng phổi.

- Khi sử dụng, thuốc phải dùng đều đặn, đúng liều lượng, đúng giờ, tuyệt đối tuân thủ theo toa kê của bác sĩ. Khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm vẫn phải dùng đúng liều chứ không được tự ý dừng lai để tránh bệnh tái phát.

- Dùng các phương pháp cải thiện đường hô hấp

- Đối với người khó thở nặng, bác sĩ sẽ kê những toa thuốc có tác dụng giãn phế quản, giúp không khí đi vào phổi nhiều hơn, giảm tình trạng khó thở ở bệnh nhân. Hoặc dùng máy tạo oxy để có thể nhận oxy tinh khiết theo dõi tại nhà

- Nếu tình trạng nghiêm trọng, người bệnh sẽ phải thở qua mặt nạ hoặc ống thở.

- Tràn dịch màng phổi thường được điều trị trong một thời gian dài, từ 6-9 tháng và chia làm 2 giai đoạn:

GD 1: Điều trị tấn công

GĐ 2: Điều trị duy trì

 

 

Để điều trị bệnh hiệu quả, chúng ta không nên nóng vội vì thời gian điều trị càng ngắn thì khả năng tái phát càng cao. Bên cạnh đó, cần tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ khám bệnh cho mình.

 

Để tránh bị bệnh tái phát, trong và sau thời gian điều trị cần tránh làm việc quá sức, giữ môi trường sống sạch sẽ và ăn uống khoa học để đạt kết quả tốt hơn.

 

Mỗi năm, nên đi khám sức khỏe ít nhất 1 lần để sớm đề phòng và đảm bảo tình trạng sức khỏe.

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan