Căng thăng tác động xấu đến tâm trạng và khả năng làm việc và có thể dẫn tới suy nhược cơ thể, tim đậm nhanh, đau đầ, giảm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, có khả năng mắc các bệnh khác.
Căng thẳng có 4 loại chính:
• Vật lý: là căng thẳng thể chất có thể được gây ra do một số nguyên nhân như chấn thương, phẫu thuật, làm việc căng thẳng về thể chất, ô nhiễm môi trường, các tác nhân gây bệnh, mất nước , lạm dụng thuốc, suy dinh dưỡng và chất gây dị ứng thực phẩm.
• Tâm lý: bao gồm những căng thẳng trong trạng thái cảm xúc như sợ hãi, giận dữ, đau buồn, buồn bã, thất vọng; căng thẳng tinh thần như lo lắng, cầu toàn, ghen tuông, lo lắng, cảm giác mất kiểm soát; đặc biệt là những nhận thức được tạo nên từ niềm tin, thái độ và quan điểm về thế giới.
• Tâm lý xã hội: gây ra bởi các vấn đề về mối quan hệ với gia đình và bạn bè, thiếu sự hỗ trợ từ xã hội và cô lập.
• Căng thẳng tinh thần: xảy ra khi một có một cuộc khủng hoảng về mục đích, ý nghĩa hay giá trị, có thể có liên quan tới nơi làm việc.
Điều gì xảy ra khi bạn gặp căng thẳng?
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một mô hình phản ứng hiện có trong “stress”. Mô hình này được gọi là Hội chứng thích ứng chung và có ba giai đoạn: Phản ứng báo động, giai đoạn kháng cự và giai đoạn kiệt sức.
Đầu tiên, cơ thể có xu hướng phản ứng với căng thẳng theo thứ tự. Hệ thống thần kinh giao cảm bị kích thích, dẫn đến việc sản xuất hormone nhất định trong các tuyến nội tiết, co thắt mạch máu và cơ bắp. Nhịp tim, chuyển hóa glucose và sử dụng ôxy được nâng cao. Tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline để đối phó với các mối đe dọa bên ngoài hoặc căng thẳng. Các loại hormone steroid do vỏ thượng thận tổng hợp như cortisol và cortisone được tạo ra.
Hệ thần kinh đối giao cảm cũng bắt đầu làm việc giúp cơ thể bình tĩnh và thư giãn. Tuyến yên sản xuất hormone có ảnh hưởng đến cơ chế phòng thủ và thích nghi của cơ thể trong khi giải phóng endorphin.
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của cơ thể và sức khỏe tổng thể của con người. Căng thẳng mãn tính ức chế hệ thống miễn dịch, khiến chúng ta dễ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến miễn dịch và ung thư.
Thậm chí những căng thẳng cảm xúc như cảm giác đau buồn từ việc mất đi một người thân yêu rất có thể làm giảm khả năng hoạt động của hệ thống miễn dịch.
Căng thẳng cảm xúc cũng có thể tạo ra sự mất cân bằng nội tiết tố gây tổn hại đến hệ thống miễn dịch và một loạt các bệnh về tim mạch, bệnh hen suyễn, ung thư, viêm đại tràng, bệnh tiểu đường, nghiện rượu, rối loạn chức năng cương dương ….
Các nhà khoa học khuyên bạn nên giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống bằng những suy nghĩ tích cực và lối sống lành mạnh để có sức khỏe tốt hơn!