SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Dấu hiệu tức ngực khó thở là bệnh gì ? đừng lơ là chủ quan

2018-12-20 | 04:36

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Trang thông tin https://maytaooxy.vn/ chia sẻ về hiện tượng tức ngực khó thở là bệnh gì cho ai đang có dấu hiệu này lâu ngày để biết tình trạng sức khỏe của bản thân, nhanh chóng đến khám với bác sỹ để được rõ ràng, đừng lơ là hay chủ quản vì tuổi trẻ. Với triệu chứng nôn mửa hoặc mang thai tức ngực thì làm gì?

 

 

Khi có dấu hiệu tức ngực khó thở là bệnh gì ?

 

Tức ngực khó thở là dấu hiệu của một số căn bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp hoặc vận động mạnh quá sức gây nên. Nếu chỉ có một mình dấu hiệu tức ngực, khó thở thì không thể kết luận được nguyên nhân mà còn cần cần thêm các dấu hiệu khác như: Khi nào cảm thấy tức ngực khó thở? Có đang mắc bệnh lý nào không? Các cơn đau dài hay ngắn? và đi xét nghiệm với có thể chắc chắn bạn đang mắc bệnh gì.

 

Những cơn tức ngực, khó thở gây cho người bệnh cảm giác đau đớn, khó chịu, không thể ăn uống, nghỉ ngơi bình thường ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc. Đây có thể là những triệu chứng của các căn bệnh nguy hiểm như:

 

Rối loạn mỡ máu: Rối loạn mỡ máu là căn bệnh không chỉ xảy ra với người tăng cân, béo phì mà có thể xảy ra với tất cả mọi người. Đây là căn bệnh thường có dấu hiệu tức ngực khó thở và có thể gây ra nhồi máu cơ tim. Nếu bạn đang gặp tình trạng đau tức ngực nhiều lần, mỗi lần kéo dài từ 10 – 15 phút thì hãy mau đi khám bác sĩ để được điều trị sớm nhất.

 

 

Tắc đường hô hấp: Xảy ra khi có vật lạ rơi vào đường hô hấp làm bệnh nhân khó thở, ho dữ dội, mặt mày tím tái. Khi gặp trường hợp này, bạn phải tiến hành sơ cứu để đẩy dị vật ra ngoài. Tắc đường hô hấp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nên rất cần mọi người đề phòng.

 

Các bệnh lý: Những căn bệnh như tiểu đường, suy gan, suy thận, viêm phổi, … là nguyên nhân gây ra dấu hiệu tức ngực khó thở. Để làm giảm tình trạng này, bạn cần kết hợp chữa bệnh và thói quen sinh hoạt hợp lý để bệnh tình thuyên giảm.

 

Thiếu máu: Tim không bơm đủ máu để nuôi dưỡng cơ thể sẽ gây ra tình trạng tức ngực khó thở. Thiếu máu có thể do hoạt động mạnh dừng đột ngột, do ăn uống hoặc do di truyền. Khi gặp trường hợp này, cần nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi một lát để điều hòa nhịp tim và làm giảm cơn đau.

 

 

Căng thẳng, lo lắng: Công việc, học tập, thi cử quá căng thẳng có thể gây ra những cơn tức ngực khó thở. Trường hợp này còn xảy ra với những người bị rối loạn chức năng thần kinh hoặc bệnh tim bẩm sinh. Để phòng ngừa, chúng ta nên giữ tâm trạng thoải mái, không nên tham gia các hoạt động mạnh để phòng tránh những cơn đau đột ngột.

 

Thói quen xấu: Thức khuya, dậy muộn, ăn uống không điều độ, sử dụng thức ăn nhanh, đồ uống kích thích, thuốc lá, … là những nguyên nhân gây ra các bệnh như rối loạn mỡ máu, viêm phổi, suy gan, tiểu đường, … và gây ra những cơn đau tức ngực. Để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần thay đổi thói quen ăn uống của mình để bảo vệ sức khỏe.

 

Nếu là tức ngực khó thở buồn nôn thì sao?

 

Những cơn tức ngực, khó thở, buồn nôn diễn ra lần đầu rất khó xác định nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu tình trạng xảy ra thường xuyên và kéo dài thì bạn nên đi khám để đề phòng trường hợp nguy hiểm.

 

Theo các thống kế, những nguyên nhân gây ra tức ngực khó thở buồn nôn có thể là:

-         Gặp các vấn đề về tim: nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh động mạch vành, sa mạc van hai lá, …

-         Gặp các vấn đề về phổi: viêm phổi, viêm phế quản, co thắt phổi, rò rỉ không khí vào phổi, …

-         Hệ tiêu hóa: sỏi mật, ợ nóng, trào ngược acid, viêm túi mật, tụy, rối loạn thực phẩm, …

-         Xương & cơ: gãy xương, đau xương, đau cơ, …

-         Nguyên nhân khác: hoảng loạn, sợ hãi, phát ban, zona thần kinh, tắc nghẽn mạch máu, …

 

 

Khi gặp những cơn đau tức ngực, bạn có thể sơ cứu cho bệnh nhân bằng các cách:

 

Đau tim: Các cơn đau tim tạo ra cảm giác áp suất bị đè nén trong ngực, gây ra cảm giác buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, thở gấp, … Trong trường hợp đau tim, hãy lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu hoặc uống thuốc đã được kê đơn có sẵn.

 

Đau thắt ngực: Với những cơn đau thắt ngực, hãy đặt một viên nitroglycerin dưới lưỡi và xem tình trạng có thuyên giảm hay không. Nếu mắc bệnh đau thắt ngực mãn tính, hãy cho người bệnh uống nitroglycerin 3 lần, mỗi lần cách 5 phút. Nếu tình trạng không chuyển biến tốt, hãy đưa bệnh nhân đi bệnh viện.

 

Trào ngược acid: Các cơn đau tim rất dễ nhầm lẫn với trào ngược acid nên hãy đưa người bệnh đi cấp cứu khi có bất kỳ dấu hiệu như khó thở, buồn nôn, đau hàm, đau cánh tay… Tức ngực, buồn nôn còn có thể xảy ra khi say tàu xe, mang thai, ngộ độc thực phẩm. Do đó, để chẩn đoán bệnh chính xác, cách duy nhất đó là đưa người bệnh đến các cơ sở y tế.

 

>>> Gợi ý có thể bạn đang cần:

Triệu chứng tức ngực khó thở khi mang thai có nguy hiểm

 

Tình trạng khó thở khi mang thai là một tình trạng rất hay xảy ra người mang thai và thường kéo dài cho đến hết thai kỳ. Đây là một tình trạng bình thường, tuy nhiên có thể gây ra lo lắng, sợ hãi cho người mẹ vì chưa hiểu hết hiện tượng này.

 

Nguyên nhân

 

Thay đổi hormone: trong giai đoạn đầu mang thai, hormone progesterone hoạt động mạnh gây ra tình trạng khó thở khi mang thai. Điều này không ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi nhưng sẽ khiến các mẹ cảm thấy rất khó chịu, không thể thở bình thường thoải mái. Tình trạng này có thể kéo dài trong suốt thai kỳ nên các mẹ phải tập làm quen với nó.

 

Cổ tử cung lớn dần: tử cung lớn dần theo sự phát triển của thai nhi, chèn ép cơ hoành gây ra tình trạng khó thở. Nếu bạn không biết, cơ hoành là cơ quan kết nối với phổi, giúp đưa không khí vào phổi. Khi cơ hoành lớn dần, phổi bị chèn ép nên không thể hoạt động thoải mái, gây ra khó thở. Một số trường hợp thai nhi đạp quá mạnh khiến mẹ ngất vì không khí không kịp vào phổi.

 

Thiếu máu: khi mang thai, cơ thể mẹ bị thiếu một lượng sắt lớn gây ra thiếu máu. Dấu hiệu thường gặp khi bị thiếu sắt đó là xanh xao, chóng mặt, chảy máu chân răng, móng tay dễ gãy, … Thiếu sắt có thể gây ra những triệu chứng xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, phải bổ sung sắt cho cơ thể mẹ bằng vitamin, thực phẩm và trái cây để ngăn chặn những cơn chóng mặt, buồn nôn.

 

 

Phải làm gì khi bị tức ngực khó thở khi mang thai

 

- Chọn những loại quần áo rộng rãi, thoải mái, không có mùi khó chịu
- Không làm việc nặng, chạy nhanh, hấp tấp gây áp lực cho cơ thể
- Lót một chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi
- Kê cao chân để máu lưu thông tốt
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng, yoga cho bà bầu
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ như đai đeo đỡ bụng bầu
- Ngồi thẳng lưng, hơi đẩy vai về phía trước để giảm áp lực cho cơ hoành, giúp không khí đi vào phổi nhiều hơn
- Giữ tinh thần vui vẻ, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
- Đi khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh tật

Khi nào cần đi gặp bác sĩ

- Tức ngực, khó thở là một hiện tượng thông thường khi mang thai. Tuy nhiên, phải đi gặp bác sĩ ngay nếu xảy ra những trường hợp sau:

- Tức ngực, khó thở kèm theo sốt, ho ra đờm có màu vàng hoặc màu xanh lá

- Khó thở đi kèm với da chân chuyển màu đỏ, sưng to

- Thai phụ có tiền sử huyết áp thấp: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn

- Thai phụ đang mắc các bệnh: hen suyễn, tăng huyết áp

Nếu tình trạng kéo dài mãi không khỏi, những cơn đau, ho liên tục không khỏi, đặc biệt là dấu hiệu bàn chân sưng đỏ và to, chúng ta cần đưa thai phụ đến bệnh viện ngay lập tức để tránh các trường hợp chuyển biến xấu.

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan