SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Bệnh Lao Phổi Là Gì? Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu

2020-02-29 | 02:01

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tử vong ở người bệnh rất cao, lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis.

Bài dưới dưới đây là những thông tin về căn bệnh lao phổi, nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa.

 

 

Bệnh Lao Phổi Là Gì

Bệnh lao (còn gọi là TB) là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Nếu vi trùng lao xâm nhập vào cơ quan nào sẽ hủy hoại mô cơ thể mà khi đó không thể chống lại nó, từ đó hình thành bệnh lao. Vi khuẩn này tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB) và lây truyền qua không khí.

Những người mắc nhiễm lao ở giai đoạn ủ bệnh gọi là bệnh lao tiềm tàng. Đến một khoảng thời gian tùy vào sức khỏe người bệnh có thể trong vài tuần cho tới vài năm, vi khuẩn lao sẽ bắt đầu hoạt động và gây ra những dấu hiệu của bệnh, ngay sau đó là bệnh lao xuất hiện.

 Nếu bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu, như khi bệnh HIV, ung thư hay hóa trị liệu, bệnh lao sẽ tiến triển nhanh và trở nên trầm trọng hơn. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và phát tán đến xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác.

Những ai thường mắc phải bệnh lao?

Lao phổi là một bệnh lý có đường lây truyền từ người sang người ở hệ hô hấp. Lao phổi hoàn toàn không có ổ chứa mầm bệnh nào trong thiên nhiên hay vật trung gian truyền bệnh. Mà nguồn bệnh chính là những người bệnh lao phổi, lao thanh quản, phế quản trong quá trình ho khạc ra vi khuẩn lao. Vi khuẩn lao có trong nước bọt, đờm của người bệnh lao, khi đó nếu người bình thường tiếp xúc với người bệnh hoặc dính phải hay hít vào những tiết dịch mà người bệnh tiết ra sẽ bị lây nhiễm qua hệ hô hấp tại phổi.

Có thể nói cứ 1 người bị lao ho khạc ra vi khuẩn là có thể lây cho 10-15 người khác, nhất là trong quần thể sống tập trung,...

Nhóm người dưới đây thường có nguy cơ cao mắc bệnh lao phổi

  • Người bị HIV hoặc mắc các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch.
  • Đã từng tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao.
  • Những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân bị lao, như y tá, bác sĩ.
  • Môi trường làm việc có người mắc bệnh lao, như tại trại tị nạn, trạm xá.
  • Những người sống ở khu vực có điều kiện y tế thấp kém.
  • Lạm dụng quá mức như rượu bia, ma túy.
  • Đi du lịch nghỉ dưỡng ở những nơi có bệnh lao như Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á, Đông Âu và Nga.

Lưu ý

- Nếu bệnh không được sớm phát hiện và điều trị, bệnh sẽ dễ phát tán vi khuẩn và lây lan trong suốt thời gian họ sống.

- Khả năng lây bệnh thấp khi được điều trị bằng thuốc chống lao

- Bệnh lao ngoài phổi không có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Nguyên Nhân Bị Lao Phổi

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm bởi vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh sẽ nhanh chóng phát tán ra ngoài khi người mắc bệnh lao có đang ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ và vô tình những người không bệnh bị tiếp xúc gần đó có thể bị hút vào và gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn sẽ đi qua đường máu hay bạch huyết rồi đến các tạng khác có trong cơ thể và gây bệnh tại đó. Loại vi khuẩn này có khả năng kháng lại cồn và axit. Vi khuẩn lao có thể tồn tại được nhiều tuần trong đờm, nơi ẩm và chết ở nhiệt độ 1000C/5 phút, đồng thời bị mất khả năng gây bệnh nếu ở dưới ánh nắng mặt trời.

Dấu Hiệu Bệnh Lao Phổi

Sớm nhân rõ các biểu hiện triệu chứng điển hình như

  • Ho (ho có đờm, ho ra máu, ho khan) kéo dài hơn 3 tuần là triệu chứng quan trọng liên quan đến lao phổi
  • Đau tức ngực, thỉnh thoảng khó thở
  • Mệt mỏi mọi lúc
  • Lười ăn và sụt cân
  • Xuất hiện cơn ớn lạnh khi về chiều hoặc sốt nhẹ
  • Về đêm sẽ có tình trạng đổ mồ hôi trộm
  • Có thể bạn sẽ gặp những triệu chứng khác không được nêu trên. Mỗi người mỗi cơ địa khác nhau, chính vì vậy nên đến gặp bác sĩ để được khám bệnh và tham khảo ý kiến.

Phòng Ngừa Bệnh Lao Phổi

Nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh lao phổi có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

- Tiêm phòng bệnh lao phổi: Tiêm BCG được áp dụng cho trẻ em để ngăn ngừa lao. Ngày nay, nhà nước đang thực hiện tiêm phòng lao cho trẻ sau sinh ngay tháng đầu với chương trình Tiêm chủng mở rộng.

- Trang bị khẩu trang mỗi khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với người lao phổi.

- Nên che miệng khi hắt hơi, rồi rửa tay thật sạch và thực hiện mỗi ngày, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Tuyệt đối không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.

- Đối với người bị lao phổi cần tự chủ động không ngủ chung với người khác, không đến nơi công cộng,...

- Người bệnh lao phổi phải tự thực hiện mang khẩu trang khi ho, hắt hơi, khạc đờm vào chỗ quy định. Không được khạc nhổ bừa bãi để tránh sự lây nhiễm cho những người khác.

- Sử dụng ánh nắng mặt trời cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh.

- Người bệnh phải thực hiện lối sống lành mạnh: ăn uống một cách hợp lý, ngủ đủ giấc, rèn luyện thể thao và không dùng những chất kích thích như rượu bia, ma túy, thuốc lá,...

- Vệ sinh cá nhân và dọn sạch nơi ở, nơi làm việc, đồng thời thực hiện khám định kỳ để tránh bệnh lao.

Đối với người bệnh lao cần ý thức và chủ động trong lúc ho, hắt hơi, khạc nhổ, ...và không tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh sự lây nhiễm. Đồng thời, người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng giảm bệnh hoặc sẽ không làm bệnh trở nên nặng hơn.

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan