Viêm phế quản là căn bệnh hô hấp rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hằng ngày của người bệnh
Cách Chữa Viêm Phế Quản
Có thể chẩn đoán bệnh viêm phế quản cấp tính bằng cách xem xét mức độ phát triển ở những triệu chứng xảy ra và thực hiện khám sức khỏe. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ dựa vào công cụ ống nghe để nghe âm thanh thở của người bệnh, từ đó có thể phân tích được các âm thanh bất thường nào bên trong phổi của người bệnh.
- Chụp X-quang
- Đo phế dung: là một bài kiểm tra để đánh giá chính xác về chức năng phổi của người bệnh. Nó giúp được được lượng không khí mà phổi có thể giữ lại được và kiểm soát được tốc độ đẩy không khí ra khỏi phổi. Việc xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định dễ dàng bệnh hen suyễn cũng như các vấn đề hô hấp khác.
- Xét nghiệm đờm: giúp xác định sự xuất hiện của vi khuẩn hay có bị nhiễm vi rút bên trong đờm hay không.
Viêm Phế Quản Uống Thuốc Gì?
Phương pháp điều trị viêm phế quản
Với các trường hợp bị viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc giúp giảm bớt các triệu chứng bao gồm:
- Thuốc ho: Nếu bạn thường bị ho quá nhiều làm tổn thương nghiêm trọng cho cổ họng và phế quản, và làm bạn mất ngủ thì bắt buộc phải dùng đến thuốc ho.
- Thuốc kháng sinh: Với bệnh viêm phế quản cấp tính bắt buộc bạn phải dùng đến thuốc kháng sinh, đây là loại thuốc mạnh nhằm mục đích điều trị nhiễm khuẩn, mặc dù viêm phế quản cấp thường là do vi rút gây nên, thế nhưng nó vẫn được bác sĩ chỉ định để ngăn chặn các nguy cơ nhiễm khuẩn nếu trong trường hợp khả năng kháng thuốc của bạn là rất thấp.
- Các loại thuốc khác: Trong trường hợp nếu bạn bị dị ứng, hen suyễn hoặc đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một ống thuốc hít hay các loại khác với mục đích làm giảm viêm đồng thời mở các đường hẹp trong phổi.
Nguyên tắc điều trị viêm phế quản
- Bác sĩ sẽ kê đơn bằng thuốc kháng sinh nếu tác nhân gây bệnh là do bội nhiễm vi khuẩn hoặc dùng nhằm mục ddinchs ngăn chặn nhiễm khuẩn.
- Dùng thuốc giảm ho nếu trong trường hợp ho kéo dài liên tục làm tổn thương đến cổ họng.
- Kết hợp một số loại thuốc khác để giảm dị ứng, giảm viêm.
- Người bệnh thường được bác sĩ kê đơn gồm các loại thuốc trị viêm phế quản sau:
- Thuốc long đờm: sử dụng thuốc long đờm để tạo điều kiện lại phản xạ khi ho và tống khứ các chất nhầy dịch đờm ra bên ngoài tạo cho đường thở thông thoáng trở lại.
- Thuốc kháng viêm: sử dụng là corticoid hít, xông, uống. Viêm phế quản nặng thì dùng dạng tiêm có tác dụng kháng viêm.
- Thuốc giãn phế quản:Có tác dụng làm giảm khả năng sư tắc nghẽn đường dẫn khí theophylin.
- Các loại thuốc chủ vận beta 2: Tác dụng ngắn: Terbutaline, salbutamol, fenoterol. Thuốc tác dụng dài: Salmeterol, formoterol.
- Thuốc kháng virus, vi khuẩn: thông thường sử dụng loại kháng virus cúm A.
Chữa Viêm Phế Quản Mãn Tính Bằng Thuốc Nam, Dân Gian
Bài thuốc trị viêm phế quản từ lá dâu
Lá dâu (Tang diệp) có công dụng phát tán phong nhiệt, khu phong chỉ khái, có thể dùng điều trị cảm mạo hoặc các bệnh đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản.
Nguyên liệu cần có:
Lá dâu sao vàng: 15g
Cam thảo: 16g
Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá và mật ong
- Dùng nước cốt rau diếp cá pha với một thìa mật ong, khuấy đều hỗn hợp và dùng nó để uống.
- Kết hợp với nước vo gạo: Hòa trộn nước cốt diếp cá với 1 bát nước do gạo. Dùng nó đun sôi trong 15 phút, sau đó uống 2-3 lần mỗi ngày.
- Uống nước rau diếp cá: Giã nhuyễn một nắm rau diếp cá với một ít muối ăn. Cho 1 cốc nước ấm vào, khuấy đều rồi lọc lấy phần nước để uống. Uống đều đặn, thường xuyên 1 – 2 lần mỗi ngày.
- Rau diếp cá và cam thảo: Phơi khô khoảng 30g cam thảo và 50g rau diếp, sau đó cho vào nồi, thêm nước vào và sắc nhỏ lửa. Uống 1 -2 lần mỗi ngày triệu chứng sẽ giảm rõ rệt sau 5- 7 ngày.
Không thể phủ nhận các phương pháp điều trị bằng những bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, những phương pháp này chưa hẳn là biện pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản cấp tính. Để đảm bảo, an toàn và điều trị hiệu quả tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để chữa trị thích hợp và ngăn chặn sự xuất hiện bất thường nào của triệu chứng xảy ra.