SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Giải đáp thắc mắc về bệnh lao phổi có lây nguy hiểm và chữa được không

2019-01-16 | 03:12

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Ai đang thắc mắc bệnh lao phổi có lây không có chữa được và nguy hiểm như thế nào thì chịu khó xem topic sau đây nhé, thông tin nên xem để chia sẻ cho người thân của mình.

 

 

 

Bệnh lao phổi có lây không

 

Bệnh lao phổi hay còn được gọi với cái tên dân gian ho lao từng là một căn bệnh nan y. Tuy nhiên, với nền y học hiện đại căn bệnh này đã không còn là vấn đề. Theo các nghiên cứu, lao phổi không có ổ mầm bệnh trong tự nhiên và vật trung gian truyền bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể truyền từ người ngày sang người khác.

Nguồn bệnh chủ yếu của lao phổi đó là khi người bệnh khạc nhổ, hắt hơi, ho, …. Lúc này, vi trùng lao sẽ nhanh chóng phát tán ra ngoài không khí. Nếu những người có cơ địa hoặc sức đề kháng yếu, chỉ cần một lượng vi khuẩn nhỏ cũng có thể nhiễm lao. Trung bình, 1 năm người bệnh lao có thể lây nhiễm cho khoảng 10 – 15 người mỗi năm thông qua các hoạt động thường ngày và có thể tăng nếu không phát hiện và điều trị sớm.

 

 

Với những người có sức đề kháng tốt, vi khuẩn lao không dễ sinh sôi và phát triển.

Hầu hết mọi người nhiễm lao đều không có triệu chứng. Vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể có thể bất động (tiềm ẩn), khi sức đề kháng của chúng ta trở nên suy yếu, bệnh sẽ ngay lập tức phát ra.

Tỷ lệ lây nhiễm lao phổi còn có thể tăng nếu những người bị lây bệnh có những yếu tố như: suy dinh dưỡng, bệnh mãn tính, nghiện rượu bia thuốc lá, HIV/AIDS.

Ngoài con đường lây qua không khí, bệnh còn có thể lây qua:

-         Tiếp xúc thân mật: Những hành động thân mật trao đổi tuyến nước bọt như hôn có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh lao không lây qua đường tình dục hoặc tiếp xúc tay chân thông thường

-         Từ mẹ sang con: Người mẹ mắc bệnh lao trong thai kỳ có thể lây sang con qua đường tĩnh mạch rốn. Tuy nhiên, không phải 100% trường hợp đều lây bệnh nên người mẹ phải thực hiện đúng liệu trình của bác sĩ để giảm thiểu trường hợp này.

-         Dùng chung vật dụng cá nhân: Những đồ dùng cá nhân như: bàn chải đánh răng, khăn mặt, chén, đũa nếu không may dùng chung với người bệnh bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh lao. Do đó, phải đi khám bác sĩ và tiến hành phân loại đồ dùng, không dùng lẫn lộn với nhau.

 

Bệnh lao phổi có chữa được không

 

Rất nhiều người đặt ra câu hỏi: Bệnh lao phổi có chữa được không? Thì câu trả lời chính xác cho bạn là: Lao phổi hoàn toàn có thể chữa được. Trước kia, lao phổi đã từng là một trong những căn bệnh nan y. Tuy nhiên, với nền y học ngày nay, lao phổi đã đứng ngoài nhóm có tỷ lệ tử vong cao. Khi được phát hiện lao phổi, người bệnh chỉ cần điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ là bệnh có thể tự khỏi.

Là một căn bệnh xã hội nên lao phổi được điều trị miễn phí tại tất cả các bệnh viện trên cả nước. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc: Dùng đúng thuốc, uống đúng liều, đúng bữa và đều đặn thường xuyên. Bệnh ho lao cần sự kiên trì và tinh thần tốt để bệnh chóng khỏi.

 

 

Thông thường, lộ trình điều trị phải trải qua 2 giai đoạn đó là tấn công và duy trì. Trong khi điều trị, người bệnh tuyệt đối không được bỏ ngang vì vi khuẩn lao sẽ có cơ hội sống sót và kháng lại thuốc. Khi đó, việc điều trị sẽ khó khăn hơn trước gấp nhiều lần.

Nói tóm lại, chỉ cần phát hiện bệnh kịp thời, điều trị đúng phác đồ, phòng bệnh theo hướng dẫn thì bệnh lao có thể chữa khỏi và không lây lan. Bên cạnh đó, người bệnh rất cần có sự quan tâm của gia đình, bạn bè, … Mọi người cần hiểu rõ bệnh lao không phải căn bệnh nguy hiểm như trước mà kì thị người bệnh lao. Cái nhìn đúng đắn của người thân và cộng đồng chính là liều thuốc cổ vũ mạnh mẽ mà người bệnh cần nhất.

 

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không

 

Bệnh lao được gọi là kẻ giết người thầm lặng do diễn biến âm thầm, điều trị lâu dài, có thể làm giảm sút ý chí của người bệnh và ai cũng có thể có vi khuẩn lao trong người.

Theo số liệu của Viện Phổi Trung ương, Việt Nam đang có khoảng 126.000 người mắc bệnh, trong đó gần 20.000 người chưa phát hiện bệnh. Những trường hợp này rất nguy hiểm vì không được điều trị sớm và có thể lan ra cộng đồng.

Chính vì vậy, bệnh lao dù nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát được. Trong thời gian 2015 – 2016, cả nước đã giảm 3.000 trường hợp chết vì lao, mỗi năm số người mắc bệnh giảm 5 – 6%. Để có được điều này, bệnh phải được phát hiện sớm, chủ động phòng bệnh và điều trị kịp thời.

 

 

Hai thể lao phổi chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Trong đó, 80% trường hợp mắc bệnh lao phổi. Còn lại các trường hợp lao ngoài phổi: lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao ruột, lao màng bụng , lao xương khớp, … ít hơn và không lây lan ra cộng đồng.

Bệnh lao phổi nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng phổi, ho ra máu, tràn khí màng phổi, … Những biến chứng này có thể làm bệnh trở nặng hơn.

Việt Nam là một trong những nước có công tác chống bệnh lao ở nhóm đầu. Mục tiêu đến 2030, bệnh lao sẽ được chấm dứt ở Việt Nam. Để làm được điều này, cần có sự hợp tác của toàn thể nhân dân trong việc phòng và điều trị bệnh.

 

Bệnh lao phổi có đi làm được không

 

Người bị lao phổi có thể lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, nói chuyện, khạc nhổ, … do vi khuẩn lao lẫn trong nước bọt và đờm. Khi tiếp xúc với mọi người, người bệnh sẽ thải vào không khí các hạt li ti chứa vi khuẩn bệnh. Nếu người có sức khỏe yếu tiếp xúc với những vi khuẩn này, bệnh sẽ bị lây lan.

Do đó, khi được chẩn đoán mắc bệnh lao phổi, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với mọi người. Thông thường, trong 2-3 tháng đầu người bệnh sẽ phải nằm viện để thực hiện liệu trình tấn công. Trong thời gian này, người bệnh phải nghỉ việc và hạn chế tiếp xúc với người thân để làm giảm khả năng lây nhiễm. Bên cạnh đó, cũng nên tránh những hành động thân mật như hôn vì đây là hành động có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

 

 

Sau 2-3 tháng đầu điều trị, hoàn thành giai đoạn tấn công, người bệnh sẽ phải đi xét nghiệm kiểm soát lần 1 (xét nghiệm soi đàm). Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy khả năng lây bệnh đã xuống thấp, người bệnh có thể tiếp xúc với mọi người bình thường. Lúc này, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn duy trì. Người bệnh có thể về nhà, sinh hoạt như bình thường và đi làm nếu có khả năng. Trong giai đoạn duy trì, người bệnh cần tiếp tục điều trị theo phác đồ đến 6 tháng mới có thể kết luận bệnh còn lây nhiễm hay không.

Ngược lại, nếu sau giai đoạn tấn công mà người bệnh đi làm xét nghiệm vẫn dương tính mặc dù các triệu chứng đã giảm bớt thì vẫn chưa thể trở về sinh hoạt bình thường. Những trường hợp kháng thuốc như thế này cần có sự điều chỉnh thuốc. Người bệnh vẫn cần cách ly và không được đi làm.

 

Bệnh lao có lây qua đường ăn uống không

 

Bệnh lao thường lây qua các đường: hô hấp, tiếp xúc thân mật, từ mẹ sang con, dùng chung đồ cá nhân, … Nên khi có người trong nhà mắc bệnh lao, mọi người cần phòng tránh bệnh bằng cách giải quyết nguồn lây, không để vi khuẩn phát tán ra ngoài bằng cách: ngủ riêng, không khạc nhổ, hắt hơi, đeo khẩu trang thường xuyên, tránh tiếp xúc với người đề kháng yếu, … để vi khuẩn không truyền từ người này sang người khác.

Trong việc ăn uống, không nhất thiết phải ăn riêng hoặc bát đũa riêng vì bệnh lao phổi không lây qua đường ăn uống. Tuy nhiên, để cẩn thận, người bệnh có thể dùng đồ riêng của mình.

 

 

Bệnh lao có nhiều loại, tuy nhiên chỉ có bệnh lao tại phổi mới lây lan xung quanh và cụ thể là qua đường hô hấp.

Thông thường, trong 3 tháng đầu điều trị người bệnh sẽ được khuyên cách ly, tránh tiếp xúc với nhiều người và luôn phải đeo khẩu trang.

Người thân, bạn bè bệnh nhân không nên quá lo lắng hay sợ hãi để tránh gây mặc cảm cho người bệnh. Trong phác đồ điều trị, các bác sĩ sẽ ghi đầy đủ những việc cần làm và không nên làm như luôn đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người, các vật dụng cá nhân nên dùng riêng và phơi nắng, không khạc nhổ bừa bãi mà phải khạc vào vôi hoặc lon sau đó ngâm nước javel đổ đi, … Bệnh lao phổi tuy nguy hiểm nhưng không hề đáng sợ. Để bệnh nhân mau khỏi bệnh. Ngoài tuân thủ điều trị bằng thuốc, người bệnh rất cần sự quan tâm, động viên của mọi người. Do đó, người thân, bạn bè của bệnh nhân cần thăm hỏi, quan tâm, chăm sóc người bệnh vì bệnh có thể khỏi hoàn toàn.

Thông tin thêm cho ai bị lao phổi khó thở cần oxy để thở hỗ trợ điều trị tại nhà hãy sử dụng máy thở oxy còn gọi là máy tạo oxy .

 

>>> https://maytaooxy.vn

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan