SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Người hen suyễn không nên tập thể dục?

2020-12-17 | 02:20

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Việc tập thể dục ngày nay được xem là yếu tố quan trọng mang lại một cuộc sống lành mạnh, giúp bệnh nhân xóa tan nỗi lo với bệnh tật. Tuy nhiên, một số bệnh nhân gặp tình trạng khó thở khi tập thể dục. Vậy hen suyễn có phải là nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn?

Hãy tìm lời giải đáp trong bài viết bên dưới bạn nhé.

Thực hư chuyện tập thể dục gây hen? (Ảnh: Internet)

Thực hư chuyện tập thể dục gây hen suyễn?

Hen suyễn do tập thể dục là hiện tượng gây ra khi đường thở bị tắc nghẽn trong 5 – 10 phút khi bệnh nhân hen bắt đầu tập thể dục và càng nặng hơn khi người tập gắng sức. Cũng có một số trường hợp, bệnh nhân vẫn phát khởi cơn hen dẫu thực hiện những bài tập thể dục khá nhẹ nhàng. Khi chúng ta thở, luồng không khí bên ngoài sẽ được đưa vào mũi và làm ấm trước khi vào phổi. Tuy nhiên, lúc tập thể dục, chúng ta thường thở bằng miệng nhiều hơn bằng mũi. Vì vậy, luồng khí sẽ không còn ấm nữa mà sẽ khá lạnh và khô. Nếu bạn mắc hen suyễn, các bó cơ sẽ khá nhạy cảm, vì thế chúng sẽ phản ứng lại bằng cách co thắt và làm hẹp đường thở.

Một số hiện tượng đi kèm theo, đó là ho, khó thở, thở khò khè… Tên gọi khác của tình trạng này là co thắt phế quản. Tuy nhiên, đâu không phải là nguyên nhân chính của cơn hen mà chỉ là một yếu tố nhỏ của bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, có vài nguyên nhân khiến tình trạng lên cơn hen khi tập tập thể dục, có thể kể đến như:

-         Không khí khô, lạnh, ô nhiễm không khí

-         Trong bể bơi có chứa chất clo quá lớn

-         Các bài tập thể dục buộc thở sâu trong thời gian dài như: chạy bộ, bơi lội, bóng đá…

Người hen suyễn vẫn có thể tập thể dục

Hen suyễn có thể gây nên do tập thể dục, tuy nhiên nếu bạn không rèn luyện, vận động thể dục có lẽ sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Bạn vẫn có thể thực hiện một số bài tập thể dục khác, có thời gian tham gia không quá dài, chẳng hạn như bóng chuyền, bóng chày, bơi lội… Nếu đó là môn thể thao bạn yêu thích, điều đó sẽ càng tuyệt vời hơn nữa đấy.

Các môn thể thao có thời gian gắng sức ngắn, nhưng thời gian giải lao khá dài (kéo dài khoảng 30 phút), chẳng hạn như quần vợt, cầu lông, bóng bàn… Ngược lại, người bệnh hen cần tránh tham gia những môn thể thao đòi hỏi sự gắng sức dài hơn như chạy cự li lớn, đua xe đạp, thể dục nhịp điệu…

Người hen suyễn nên tập bài thể dục có thời gian gắng sức ngắn nhưng thời gian giải lao dài. (Ảnh: Internet).

Một số lưu ý bệnh nhân hen suyễn cần nhớ khi tập thể dục:

-         Trước khi bắt đầu thực hiện bài tập thể dục, hãy luôn chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc đi kèm. Nhớ rằng hãy xịt thuốc vào miệng trước khi bắt đầu bài tập của mình nhé. Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, nếu bạn muốn hiện tượng hen không xảy ra, hãy thường xuyên thực hiện việc này.

-         Bạn có thể bắt đầu khởi động bằng việc chạy bộ hay các bài tập nhẹ nhàng khác từ mức độ nhẹ đến mạnh trong 5 đến 10 phút. Đặc biệt, nếu bạn là người lớn tuổi, hãy kéo dài thời gian khởi động này nhiều hơn nhé.

-         Trong thời tiết mùa đông, lạnh lẽo và hanh khô, hãy tập thể dục trong nhà, quàng khăn kín cổ, đeo tất.

-         Hạn chế việc tập thể dục khi cơ thẻ đang mắc các chứng bệnh, nhiễm vi rút hay dị ứng.

-         Hãy lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng của bạn.

-         Cuối cùng, một tinh thần vui vẻ, lạc quan chiến đấu với căn bệnh là yếu tố quyết định hiệu quả của việc điều trị.

Tập thể dục đúng cách khi mắc bệnh hen suyễn sẽ giúp cuộc sống của bạn cân bằng hơn, hạnh phúc hơn. Sống chung với hen suyễn đã không còn là thử thách với bạn nữa, phải không?

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan