Hen suyễn là một bệnh viêm mãn tính về đường hô hấp. Bệnh này có tỷ lệ người mắc bệnh cao và có chiều hướng gia tanwg. Vậy ai dễ bị hen suyễn, xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Những ai có khả năng bị hen suyễn?
Theo các bác sĩ chuyên môn, khi bị viêm đường thở nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích làm cho bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cũng “mạn tính” nghĩa là cũng cần nhiều thời gian và một điều kém may mắn là cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh hen/suyễn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này mà thôi
Khác với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay lao có thể lây từ người này sang người khác, bệnh hen suyễn không lây.
Về nguyên nhân gây bệnh, hiện nay chưa chắc chắn là do nguyên nhân nào gây ra bệnh hen/suyễn nhưng nhiều nghiên cứu nhận thấy một vài loại gen trong cơ thể người có khả năng làm cho người đó có nguy cơ mắc bệnh hen/suyễn. Có 2 nhóm người có nguy cơ bị hen suyễn
- Liên quan đến yếu tố gia đình, gia đình có người thân bị hen suyễn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác).
Dấu hiệu nào giúp nghi ngờ bệnh hen suyễn
Khi bệnh hen suyễn sẽ biểu hiện bởi các cơn hen khò khè tái đi tái lại, bị ho nhiều và tăng vào ban đêm hay khi gần sáng, ho sau khi tập thể dục hay gắng sức, khó thở vào một mùa nào đó hay khi thay đổi thời tiết, ho hay khó thở khi gặp một chất dị ứng nào đó. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác giúp hướng đến bệnh hen/suyễn như: tiền sử cá nhân và gia đình mắc bệnh các bệnh dị ứng (chàm, viêm mũi dị ứng), gia đình có người bị hen/suyễn, triệu chứng nặng hơn sau uống spirin…
Bên trên là một số thông tin về bệnh hen suyễn. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.