SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Những bệnh về viêm phổi – phế quản thường gặp

2016-12-14 | 01:43

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Với thời tiết thường xuyên thay đổi thất thường như hiện nay thì khiến nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản. Phòng bệnh đúng cách sẽ giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những bệnh thường gặp

Viêm khí-phế quản cấp tính: Là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc cậy phế quản. Viêm phế quản được tạo thành từ những ống nhỏ có chức năng dẫn khí. Khi những ống này bị nhiễm trùng thì niêm mạc sẽ bị phù nề, sung huyết bong những biểu mô phế quản và tạo nhiều đờm mủ bao phủ niêm mạc phế quản, khó thông khí dẫn đến khó thở. Đối với người bệnh bị sốt nhẹ, đau nhức mình mẩy, ho khan hay khạc đờm trắng, đau rát vùng họng, ngực.

Hen phế quản

Là tình trạng viêm mạn tính ở đường thở, gây khó thở, ho, những cơn tức ngực tái diễn, thường bị tắc nghẽn đường thở có thể tự hồi phục hoặc điều trị. Qúa trình viêm này hay kèm theo tính phản ứng phế quản với những tác nhân kích thích gây co thắt phế quản. Đối với phấn hoa, hóa chất, bụi sinh vật, nấm, mốc, vi khuẩn, bụi vô cơ là những nguyên nhân đầu tiên khiến người có cơ địa dị ứng nhất là đối với bệnh hen sẽ tái phát hoặc phát bệnh. Bên cạnh đó vì độ ẩm không khí cao nên khả năng đề kháng của cơ thể sẽ giảm.

Giãn phế quản:

Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi phục của những phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự rối loạn cấu trúc của các lớp phế quản, tăng tiết dịch phế quản và nhiễm khuẩn từng đợt. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải, nam mắc bệnh nhiều hơn so với nữ.

>>>> Hướng dẫn cách sử dụng máy tạo oxy cá nhân

Giãn phế quản có hai thể, thể khô và thể ướt, giãn phế quản ướt là giãn phế quản xuất tiết, dấu hiệu là ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do vi khuẩn.

Lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết niêm dịch, ứ đọng trong những phế quản giãn là môi trường thuận lợi cho nhiễm khuẩn phát triển.

Bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi, áp xe não… nếu nhiều năm không điều trị sẽ dẫn đến suy hô hấp mạn, tâm phế mạn và người bệnh có thể tử vong sau vài năm.

Người bệnh nên làm gì

Khi có dấu hiệu bị viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phổi, viêm phế quản người bệnh cần được khám bệnh một cách toàn diện để xác định nguyên nhân. Đối với người mắc bệnh viêm phổi thì việc điều trị dùng thuốc là rất khó khăn, nhất là viêm phổi do virut. Do đó cần dùng thuốc gì, dùng trong bao lâu, liều lượng thế nào cần đến khám tại những bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ khám và kê đơn.

Ngoài ra, thì người bệnh không được làm việc quá sức và tránh không để cơ thể nhiễm lạnh vào bất kể mùa nào. Không đột ngột đi ra những nơi lộng gió và tắm nước lạnh nhất là vào lúc người ra nhiều mồ hôi.

>>>> giới thiệu những tác dụng Máy trợ thở đối với các bệnh suy hô hấp

Khi trời lạnh ẩm ướt, nhiều gió thì nên hạn chế tối đa đi ra ngoài, giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và những loại khí gây khó thở và tránh tiếp xúc với khói của bếp than.

Hàng ngày, cần uống đủ lượng nước cần thiết (1,5-2 lít), ăn thêm rau xanh trong các bữa ăn và tăng cường ăn trái cây hàng ngày. Cần vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng, súc miệng cho sạch họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

Luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để đẩy lùi nguy cơ bệnh tái phát hoặc phát triển nặng hơn.

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan