SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Những điều cần biết về hội chứng ngưng thở khi ngủ

2015-10-29 | 01:11

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Ngưng thở khi ngủ là hội chứng về bệnh hô hấp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Trong khi ngủ, nếu ngưng thở thường xuyên trong một khoảng thời gian ngắn sẽ dẫn đến các bệnh về tim cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác.

Dấu hiệu để nhận biết mình đang mắc bệnh ngưng thở khi ngủ

Đó là sau một giấc ngủ đủ thời gian mà vẫn cảm thấy mệt mỏi quá mức. Bệnh ngưng thở khi ngủ sẽ khiến đường hô hấp trên tắc nghẽn và tạm ngưng quá trình cung cấp oxy. Sự cản trở này sẽ khiến bạn thức giấc tiếp tục chu kỳ hít thở. Do đó, sự gián đoạn trong giấc ngủ sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi một ngày dài.

- Ngáy to, dai dẳng

- Nghẹt thở khi ngủ

- Có cảm giác đau đầu vào buổi sáng, cả ngày cứ cảm thấy thiếu ngủ

Hình ảnh: Dấu hiệu nhận biết bệnh ngưng thở khi ngủ

Đặc biệt khi bệnh có diễn biến càng ngày càng nghiêm trọng thì những người mắc hội chứng này có thể thức dậy cả trăm lần và ngáp ngủ.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ là rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở hoàn toàn hoặc không hoàn toàn trong khi ngủ dẫn tới tình trạng thiếu ôxy máu. 10 giây ngưng thở một lần là hiện tượng ngưng thở hoàn toàn. Vì vậy, quá trình lọc máu bằng oxy sẽ giảm ít nhất 50%.

Chất lượng giấc ngủ quá kém, dẫn đến người bệnh mất tập trung trong công việc, ủ rũ, dễ kích động không kiềm chế được và giảm khả năng ham muốn tình dục. Gián đoạn giấc ngủ do ngừng thở sẽ ảnh hưởng tới các chức năng nội tiết tố trong cơ thể. Khi bệnh có chiều hướng xấu đi, hoóc môn kiểm soát urin trong thận cũng bị tác động khiến người bệnh thức giấc đi tiểu đêm.

Tuy nhiên, không phải ai ngủ ngáy hay cảm thấy buồn ngủ cũng là dấu hiệu của căn bệnh.

Những yếu tố nguy cơ gây chứng ngưng thở khi ngủ

Đối với căn bệnh này bất kỳ người nào cũng có khả năng mắc phải, không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ, chủng tộc. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số yếu tố có thể gây ra căn bệnh này

- Béo phì: Lớp mỡ quanh cổ có thể gây áp lực tới đường hô hấp và làm gián đoạn quá trình hô hấp đo đó béo phì là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ngưng thở khi ngủ.

- Chu vi cổ lớn lơn 48 cm: người có cổ lớn thường sẽ bị hẹp đường hô hấp vì vậy nên có nguy có cao bị mắc căn bệnh này.

- Bất thường cấu trúc sọ mặt và mô mềm đường hô hấp trên như vị trí, kích thước bất thường xương hàm trên, hàm dưới; phì đại amidan, mô lympho, VA; khoang mũi hẹp. Nghiên cứu cho thấy khi những yếu tố này càng tăng thì bệnh nhân càng dễ phát triển hội chứng ngưng thở khi ngủ.

- Những người ở độ tuổi 60 trở lên thì nguy cơ mắc bênh này sẽ cao hơn.

- Gia đình có người đã từng mắc chứng ngừng thở khi ngủ.

- Uống rượu hay thuốc an thần: Nếu bạn sử dụng chất kích thích như rượu, bia hoặc thuốc an thần trước khi đi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các về bệnh đường hô hấp và cũng là nguyên nhân dẫn đến ức chế trung tâm hô hấp ở não.

- Hút thuốc lá: Hút thuốc có thể làm tăng lượng đờm và các chất dịch trong phổi và đường hô hấp của bạn và làm cho việc thở khó khăn hơn. Đối với những người hút thuốc thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao gấp 3 lần người bình thường.

Nếu bạn có những dấu hiệu giống như ở trên hoặc nghi ngờ mình có thể mắc bệnh ngưng thở khi ngủ thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Ngưng thở khi ngủ là căn bệnh có liên quan đến một số bệnh nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ và các rối loạn chuyển hóa. Vì thế, bạn hãy lắng nghe cơ thể để bảo vệ mình khỏi căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm này.

Cách điều trị

Nếu nguyên nhân dẫn tới hội chứng này là do lối sinh hoạt hàng ngày thì bạn cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, ăn uống của bản thân. Để cải thiện sực khỏe, thói quen hút thuộc lá hay sử dụng các chất kích thích như rượu, bia trước khi đi ngủ cũng cần dừng lại ngay.

Bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp điều trị sử dụng thanh nẹp bằng khí nén CPAP (máy trợ thở CPAP), phẫu thuật hay sử dụng các thiết bị trong miệng. Tuy nhiên, phương pháp hỗ trợ lâm sàng tốt nhất là CPAP – phương pháp đạt tiêu chuẩn vàng trong việc điều trị bệnh ngưng thở khi ngủ.

Dùng mặt nạ mũi hay mặt nạ mặt sử dụng qua đêm và thiết bị sinh khí cung cấp lượng áp suất không khí nhẹ giúp lưu thông đường hô hấp trên. Bằng cách đó, những bệnh nhân mắc bệnh ngưng thở khi ngủ sẽ thở bằng mũi thay vì qua đường miệng.
Hầu hết những người mắc hội chứng này cần điều trị trong thời gian tương đối dài nếu bệnh phát triển theo chiều hướng ngày một nghiêm trọng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

 >>> Xem Thêm: Máy tạo oxy

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan