SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Những hội chứng ngưng thở khi ngủ

2015-11-11 | 07:49

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Ngưng thở khi ngủ là một sự rối loạn có đặc trưng là ngưng thở từng lúc trong lúc ngủ về đêm và ngáy quá nhiều, do đó dẫn đến thiếu oxy máu. Đây là bệnh nội khoa thường gặp nhưng khó nhận biết.
Như ước tính có khoảng 26% số người trưởng thành có nguy cơ rất cao bị bệnh ngưng thở khi ngủ. Đường hô hấp trên được nâng bởi các cấu trúc xương và sụn bao quanh mũi và vùng hầu họng giúp đường thở mở ra không bị xẹp trong lúc ngủ, những mô mềm như lưỡi và vùng hầu họng, không bị xẹp trong lúc ngủ không khí vẫn lưu thông từ mũi và miệng vào phổi. Nhưng đối với những người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ những mô mềm như lưỡi, sụn sẽ bị tụt vào trong khiến đường thở kém, kích thước của đường hô hấp trên bị giảm do các mô mềm bị phì đại dẫn đến đường hô hấp bị xẹp hoặc có thể dẫn đến tắc nghẽn lưu lượng khí, giảm tín hiệu thần kinh đến các cơ quan hô hấp gây ra hiện tượng ngưng thở khi ngủ.

Phân loại bệnh ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ được chia làm 2 loại: ngưng thở tắc nghẽn, ngưng thở trung ương
Ngưng thở tắc nghẽn: Do việc lưu lượng không khí qua mũi, miệng đi đến phổi giảm hoặc mất do hẹp hoặc đường hô hấp trên bị xẹp.
Ngưng thở trung ương: Khi tín hiệu từ thần kinh trung ương không dẫn truyền đến các cơ hô hấp, dẫn đến không cử động được các cơ hô hấp và không có lưu lượng trao đổi khí ở phổi trong khi đó đường hô hấp vẫn mở ra đủ trong lúc ngủ, không tắc nghẽn hay xẹp.

Những triệu chứng của bệnh ngưng thở khi ngủ

Buồn ngủ và ngáy vào ban ngày là những than phiền thường gặp nhất của bệnh ngưng thở khi ngủ. Đặc biệt có những triệu chứng khác như mệt mỏi, thiếu tập trung vào ban ngày, đau thắt ngực về đêm hay giật mình thức giấc về đêm, thở gấp, ngạt thở. Đi khám lâm sang có thể phát hiện béo phì là dấu hiệu hay gặp nhất. Ngoài ra tất cả bệnh nhân nên đi khám tai mũi họng để có thể phát hiện ra nguồn gốc của bệnh: tắc nghẽn mũi, phì đại amidan, lưỡi và gà VA, vẹo vách ngăn.


Ngáy là âm thanh được tạo ra khi rung động của mô mềm của đường hô gấp trong khi ngủ. Lúc hít vào sẽ xảy ra hiện tượng ngáy, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra lúc thở ra.
Ngáy là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng tăng kháng lực. Nó còn có thể là một dấu hiệu của hội chứng ngưng thở và có liên quan đến tình trạng hẹp đường hô hấp trên, béo phì, sung huyết ở mũi, bất thường sọ mặt, suy giáp.
Mặc dù ngáy và ngủ ngáy là triệu chứng điển hình của hội chưng, nhưng cũng cần phải kèm theo những dấu hiệu khác như ngưng thở, tiếng khịt mũi, thở gấp, nghẹt thở và kèm theo buồn ngủ nhiều vào ban ngày.

Những đối tượng dễ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những người béo phì thường là đối tượng dễ bị bệnh này nhất, bất thường cấu trúc sọ mặt và mô mềm của đường hô hấp trên: kích thước bất thường xương hàm trên, hàm dưới, phì đại amidan, mô lympho, khoang mũi hẹp. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy những yếu tố này càng tăng thì bệnh nhân càng dễ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Các nguy cơ tìm ẩn: di truyền, hút thuốc, sung huyết mũi, đái tháo đường, các chất kích thích.

Những ảnh hưởng của hội chứng đến sức khỏe

Trong khi ngũ mà bị ngưng thở sẽ làm giảm oxy và tăng CO2 trong máu, tình trạng này sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây ra co mạch, tăng nhịp tim làm tăng huyết áp, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim.

Phương pháp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ở mức độ nhẹ: cần phải thay đổi lối sống như: giảm cân, dung gối tránh ngáy, ngủ ở tư thế nằm nghiêng, không sử dụng chất kích thích, thuốc an thần. Không sử dụng các dụng cụ nâng hàm.
Mức độ nặng: Phải sử dụng máy trợ thở CPAP, gắn mặt nạ mũi hoặc miệng được chỉ định sử dụng trong các trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình.

>>> Xem thêm: Máy tạo oxy

 

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

maytaooxy.vn

Bài viết liên quan