SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Tăng Huyết Áp Phổi Là Gì, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu

2020-03-14 | 01:19

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Cũng giống như những dạng tăng huyết áp thì tăng huyết áp phổi hay còn gọi tăng áp động mạch phổi chính là căn bệnh mãn tính, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến hệ tim mạch. Để biết thêm về bệnh lý này, bạn có thể tham khảo bài đọc dưới đây để biết tăng huyết áp phổi là gì, các nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm để có cách chữa trị kịp thời.

Tuy chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp để chẩn đoán, kiểm soát và sống cùng căn bệnh này.

Tăng Huyết Áp Phổi Là Gì

Tăng huyết áp phổi (Pulmonary hypertension - PH hoặc PHTN) là tình trạng tăng huyết áp trong các động mạch phổi. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ngất, mệt mỏi, đau ngực, sưng chân và nhịp tim nhanh. Tình trạng có thể gây khó khăn cho việc tập thể dục. Khởi phát điển hình diễn ra dần dần.

Đối với người bình thường, tâm thất phải chủ yếu  làm nhiệm vụ bơm máu đến phổi để tiếp nhận oxy và tuần hoàn để đi khắp cơ thể. Đây được coi là quá trình tạo nên áp lực lên thành động mạch phổi, giao động từ 8-20 mmHg khi nghỉ ngơi. Tuy vậy vì nhiều yếu tố khác nhau, nên động mạch phổi và hệ thống mao mạch có thể trở nên xơ vữa, bị thu hẹp thậm chí bị suy yếu, ảnh hưởng đến sự cản trở quá trình lưu máu và làm tăng áp lực trong mạch máu. Mọi áp lực lên thành động mạch phải thường xuyên sẽ tăng lên hơn 25 mmHg khi nghỉ ngơi, hoặc 30mmHg khi vận động, người bệnh sẽ được chẩn đoán tăng áp động mạch phổi.

 

 

Nguyên Nhân Tăng Huyết Áp Phổi

Quá trình máu chảy qua tim khi đó buồng dưới bên phải bơm máu lên phổi thông qua động mạch phổi. Khi đó máu thực hiện giải phóng dioxit cacbon và lấy oxy thông qua các mạch máu bên trong phổi, máu giàu oxy sẽ đến phía bên trái của tim.

Thông thường, máu lưu thông một cách dễ dàng qua các mạnh trong phổi nhưng do áp lực động mạch phổi thường thấp nhiều hơn. Bên cạnh đó do sự thay đổi bên trong các tế bào lót động mạch phổi gây nên tình trạng gia tăng huyết. Tất cả sự thay đổi này đã làm cho các mạch máu bị ngăn cản hoặc thu hẹp lại ảnh hưởng động mạch trở nên xơ cứng hoặc hẹp đi. Vì vậy dẫn đến tăng áp trong động mạch phổi khi máu diễn ra quá trình lưu thông máu.

Tăng áp động mạch phổi thường được chia làm 2 loại

Tăng huyết áp phổi nguyên phát

Không thể xác định nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp phổi. Các tác nhân được xem là nguy cơ có liên quan đến tình trạng này bao gồm:

- Yếu tố di truyền, đột biến gen

- Do người bệnh bị dị tật tim bẩm sinh

- Một số bệnh lý khác như xơ gan, HIV

- Tác nhân từ thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần

- Hoặc có thể do một số bệnh lý mao mạch (tĩnh mạch phổi bị tắc nghẽn…), tĩnh mạch

- Mặc dù vậy, các tác nhân gây nên bệnh tăng huyết áp phổi tự phát hầu như vẫn chưa được công nhận.

Tăng huyết áp phổi thứ phát

Xảy ra phổ biến hơn so với tăng huyết áp nguyên phát. Một số yếu tố gây nên:

- Do bệnh gan mãn tính

- Người bệnh bị thiếu máu tế bào hình liềm

- Người bệnh đã có bệnh bẩm sinh trong người: suy tim và tim

- Bên trong động mạch phổi bị tắc nghẽn do cục máu đông

- Liên quan đến các bệnh van tim, tâm thất trái phì đại,...

- Do bệnh phổi, gây ra sẹo giữa các phế nang trong mô giữa

- Người bệnh sử dụng các loại thuốc kích thích như cocain

- Các dấu hiệu xảy ra bất thường ở phổi như xơ phổi, ngưng thở khi ngủ và phổi tắc nghẽn mãn tính,...

- Các mô liên kết bị rối loạn (xơ cứng bì hay lupus)

- Hoặc do các bộ phận khác bên trong cơ thể bị biến chứng và gây ảnh hưởng đến động mạch phổi chẳng hạn bệnh đa hồng cầu nguyên phát, bệnh tuyến giáp trạng,...

Dấu Hiệu Tăng Huyết Áp Phổi

Ở giai đoạn đầu đối với người mắc bệnh tăng huyết áp phổi sẽ không có nhưng biểu hiện hay triệu chứng rõ rệt.

Thế nhưng bệnh sẽ tiến triển âm thầm nếu như người bệnh chủ quan không sớm phát hiện và không có sự can thiệp kịp thời. Các dấu hiệu sau đây nếu bạn mắc phải nên đến ngay bác sĩ:

- Đau thắt ngực

- Có thể xuất hiện các vết xanh tím ở môi và da

- Nhịp tim đập nhanh một cách bất thường

- Khó thở, hơi thở dốc, kiệt sức mỗi khi vận động hay tập thể lực

- Bị sưng phù lên ở các vị trí tay, chân, mắt cá chân

- Cơ thể cảm giác mệt và xuất hiện bị chóng mặt, ngất xỉu

- Người bị tim , phổi sẽ gặp phải tình trạng khó thở trở nên nặng nề hơn

- Người bệnh sẽ cảm thấy chướng bụng và khó tiêu

Nếu người bệnh có các biểu hiện và triệu chứng đã được đề cập ở trên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Mặc dù cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Người bệnh nên lưu ý và thảo luận với bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị, xử lý tốt hơn đối với bệnh lý này.

Tầm Soát Tăng Huyết Áp Phổi Hạn Chế Bệnh Tiến Triển

Tuy bệnh tăng huyết áp phổi chưa có thuốc chữa nhưng có thể điều trị bằng cách kiểm soát các triệu chứng xảy ra đồng thời ngăn ngừa tổn thương ở phổi. Để kiểm soát được tình trạng này bạn cần lưu ý vài điều dưới đây:

- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi nhiều là cách giảm bớt các áp lực nè nặng lên trực tiếp các động mạch bên trong phổi dẫn đến tăng huyết áp phổi.

- Sinh hoạt vừa phải: khi tập thể dục cũng cần ở một mức độ vừa sức, để đạt hiệu quả trong lúc đi bộ bạn cần sự giúp đỡ của bác sĩ lên kế hoạch tập thể dục thích hợp hơn.

- Bên cạnh đó bạn cần tránh: không hút thuốc, với phụ nữ nên tránh mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai trong trường hợp này. Không được đi du lịch hoặc sinh sống ở nơi có độ cao, tránh các trường hợp dẫn đến huyết áp quá thấp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan