SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Xẹp phổi là bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng

2020-10-06 | 08:29

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Xẹp phổi là hiện tượng thử thách với nhiều bác sĩ bởi rất dễ dàng bị lầm lẫn với một số tổn thương khác, có nguy hiểm không? Cùng Maytaooxy tìm hiểu nguyên nhân xẹp phổi? các dấu hiệu triệu chứng xẹp phổi thường gặp.

 

 

Xẹp phổi là bệnh gì?

- Xẹp phổi là tình trạng phổi hay thùy phổi hoặc hoàn toàn lá phổi bị xẹp bởi vì các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi bị xẹp. Hầu như nó chính là biến chứng hô hấp sau phẫu thuật. Hiểu nôm na chính là sự giãn nở không hoàn toàn.

- Về mặt mô học, xẹp phổi là một cụm các phế nang xẹp, không có sự trao đổi O2 và CO2. Vào Năm 1819 xẹp phổi được phát hiện lần đầu tiên qua xét nghiệm tử thi. Cũng có thể là một biến chứng của các vấn đề hô hấp khác, bao gồm cả xơ nang, hít phải các vật lạ, các khối u phổi, dịch trong phổi, hô hấp yếu và chấn thương ngực.

- Theo nghiên cứu xẹp phổi về bản chất là một biến chứng của nhiều loại bệnh lý cấp và mạn tính ở mọi độ tuổi hiện nay.

Nguyên nhân phổi bị xẹp

Không chắc chắn 100% nhưng xẹp phổi có thể là kết quả của tình trạng tắc nghẽn đường thở hay áp lực từ bên ngoài phổi (không tắc nghẽn). Đa số người từng phẫu thuật đều mắc phải tình trạng xẹp phổi bởi nguyên do gây mê, việc thay đổi cách bạn hô hấp và sự hấp thu các chất khí cũng như áp lực, điều này có thể khiến cho các túi khí nhỏ (phế nang) trong phổi bị xẹp ở mức độ nào đó.

Nguyên do tắc nghẽn

- Vật lạ: Xuất hiện nhiều ở trẻ khi hít vào một vật lạ, chẳng hạn như đậu phộng hoặc một phần đồ chơi nhỏ vào phổi

- Hẹp đường hô hấp chính do bệnh: nhiễm trùng mãn tính nấm, lao, ... gây sẹo và làm hẹp đường hô hấp chính

- Chất nhầy: tình trạng tích tụ chất nhầy trong đường hô hấp đặc biệt sau phẫu thuật vì bạn không thể ho

- Khối u đường hô hấp: tăng trưởng bất thường có thể làm hẹp

- Cục máu đông: bạn không thể ho ra khi có nhiều máu chảy vào phổi.

Nguyên do không tắc nghẽn

- Chấn thương: vùng ngực khiến bạn không dám thở sâu (do đau) làm nén đè phổi

- Tràng dịch màn phôi: bởi tích tụ dịch giữa các mô lót phổi (màng phổi) và bên trong thành ngực

- Sẹo mô phổi: có thể được gây ra bởi chấn thương của bệnh hoặc phẫu thuật, lúc này xẹp phổi không nghiêm trọng

- Khối u: lớn có thể ép và làm xẹp phổi, chứ không làm tắc nghẽn đường dẫn khí

Dấu hiệu triệu chứng xẹp phổi

Xẹp phổi có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Các dấu hiệu và triệu chứng xẹp phổi có thể bao gồm: thở nhanh nông, hokhó thở. Hãy những triệu chứng khác khó nhận biết có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào cần gặp bác sĩ:

- Bởi vì cơ địa mỗi người là khác nhau, có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

- Xẹp phổi có thể diễn ra khi đang nằm viện, bạn cần gọi cấp cứu ngay nếu bị khó thở, cần được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời

- Nếu hơi thở trở nên ngày càng khó khăn, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Tham khảo phương pháp điều trị bệnh xẹp phổi?

Điều trị xẹp phổi nhanh khỏi bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, ví dụ khối u thì phương pháp điều trị có thể bao gồm việc loại bỏ hoặc làm nhỏ khối u bằng phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị.

Vật lý trị liệu: Kỹ thuật trị xẹp phổi giúp bệnh nhân có thể hít thở sâu sau khi phẫu thuật để tái mở rộng mô phổi bị xẹp, bạn sẽ được hướng dẫn trước khi phẫu thuật như ho, vỗ tay vào ngực ở vùng xẹp phổi để làm lỏng chất nhầy, thực hiện hít thở sâu, dạng thoát dịch tư thế hãy để đầu thấp hơn so với ngực

Phẫu thuật hay thủ thuật khác: Bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ các vật cản đường dẫn khí thông qua quy trình hút chất nhầy hoặc nội soi phế quản (bác sĩ sẽ dùng luồng ống xuống cổ họng để làm sạch đường hô hấp)

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan