SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Những điều cần nhớ khi sơ cứu cho người đột quỵ

2021-01-07 | 01:25

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Đột quỵ đang là một trong những căn bệnh cướp đi mạng sống của nhiều người. Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, nếu bệnh nhân không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ khá cao. Vì thế cho nên, nếu bạn phát hiện những trường hợp đột quỵ hay xảy ra đột quỵ, bạn cần biết những lưu ý khi sơ cứu cho người đột quỵ một cách hiệu quả và an toàn nhất. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết được câu trả lời nhé.

Cách sơ cứu cho bệnh nhân đột quỵ. (Ảnh: Internet)

Đột quỵ thường được chia thành 2 loại, có thể kể đến như:

-         Xuất huyết não: là tình trạng mạch máu não bị vỡ ra, thoát ra khỏi thành mạch và đưa vào nhu mô não, khoang dưới não và thất não…

-         Nhồi máu não hoặc thiếu máu não cục bộ: xảy ra khi nhánh mạch bị tắc nghẽn, bị tắc nghẽn hoặc gây hoại tử…

Chỉ trong vài phút, nếu tế bào não của bệnh nhân không được cung cấp đủ oxy, chúng  sẽ rơi vào chết não liên tục trong vài giờ tiếp theo. Nếu phát hiện bệnh nhân rơi vào đột quỵ, bạn cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có thể trong khoảng thời gian 1 tiếng.

Trước tiên, bạn cần nhận biết những dấu hiệu của tình trạng đột quỵ. Những dấu hiệu của tình trạng đột quỵ này sẽ bao gồm FAST hoặc BEFAST.

Nguyên tắc Fast bao gồm những điểm như sau:

Face: Mặt của bệnh nhân đột quỵ thường sẽ có dấu hiệu như cười méo miệng, thịt lực suy giảm, không thể nói chuyện như người bình thường được.

Arm: Tay chân của người bị đột quỵ sẽ cứng đơ, không thể di chuyển đi đứng qua lại như người bình thường được.

Speech: Bệnh nhân đột quỵ sẽ không thể nói chuyện được, miệng sẽ líu lưỡi, không rõ chữ cũng như không diễn đạt như lối thông thường được.

Time: Thời gian bạn nên gọi cấp cứu để chữa trị cho bệnh nhân đột quỵ chỉ gói gọn trong 1 chữ “nhanh”.

Những cách sơ cứu cho người đột quỵ

Thực tế có nhiều bệnh nhân mắc chứng đột quỵ nhưng lại không thể sơ cứu kịp thời hoặc bệnh nhân đến bệnh viện quá trễ. Vì thế, nếu gặp trường hợp có người thân mắc chứng đột quỵ, bạn cần biết cách sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân và tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau này.

Đầu tiên, bạn cần lấy điện thoại và gọi ngay cấp cứu cho số 115.

Trong khoảng thời gian chờ đợi xe cấp cứu tới, bạn cần để bệnh nhân lên một mặt phẳng. Nhớ lưu ý rằng bề mặt ấy cần phải đảm bảo đủ độ cứng, không nên đặt bệnh nhân lên nệm vì bề mặt này sẽ khiến cơ thể của bệnh nhân bị lún xuống. Trong quá trình này, bạn không nên xê dịch cơ thể bệnh nhân nhiều lần, tránh làm cho tình trạng xuất huyết diễn ra nặng hơn nhé.

Đặt bệnh nhân nằm trên mặt phẳng. (Ảnh: Internet)

Tiếp theo, bạn hãy để đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng so với cơ thể. Đây là một trong những phương pháp giúp bệnh nhân tránh tình trạng tắc đường thở. Nếu phát hiện thấy bệnh nhân có tình trạng nôn, bạn cần dùng muỗng hoặc khăn tay quấn quanh ngón trỏ để móc hết dịch nhầy ra khỏi cổ họng của bệnh nhân để oxy dễ dàng di chuyển vào cơ thể, giúp nuôi các tế bào não cuối cùng của bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân rơi vào tình trạng co giật, bạn cần lấy chiếc đũa chắn ngang cổ họng của bệnh nhân để tránh tình trạng bệnh nhân cắn vào lưỡi.

Đặc biệt, trong quá trình sơ cứu, bạn cần ghi chú lại thời điểm tái phát cơn đột quỵ xảy ra nhé.

Trong quá trình sơ cứu, bạn hãy thử quan sát những biểu hiện của bệnh nhân để kiểm tra mức độ tỉnh táo của bệnh nhân. Bệnh nhân có nhận thức được xung quanh hay không? Bệnh nhân có đang rơi vào tình trạng hôn mê hay không? Có mất ý thức hay không?

Sau đó, bạn ghi chú lại những loại thuốc và mang theo thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng khi đưa đến cơ sở y tế. Lưu ý rằng, bạn không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, không dùng kim chiếc vào ngón tay hay cạo gió cho bệnh nhân đột quỵ.

Trên đây là những cách sơ cứu dành cho bệnh nhân đột quỵ. Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan