SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Bé bị viêm họng ho nhiều sốt cao thì mẹ cần cho uống gì và ăn gì để mau khỏi

2018-12-07 | 02:54

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bé bị viêm họng đi kèm với các triệu chứng như sau ho nhiều, sốt cao và ăn vào thì nôn thì lúc này các mẹ sẽ làm gì, topic này chúng tôi xin được chia sẻ các kiến thức cũng như giải đáp các thắc mắc, các cách điều trị nên cho bé ăn gì uống gì.

 

 

Dấu hiệu bé bị viêm họng

 

Viêm họng là một căn bệnh thường xuyên gặp ở trẻ. Nguyên nhân gây bệnh thường là do virus, thay đổi khí hậu, dị ứng không khí, … Trẻ bị viêm họng dễ chán ăn, mệt mỏi, sốt cao, quấy khóc, … gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chính vì vậy, khi thấy những dấu hiệu sau đây, bạn phải ngay lập tức đề phòng:

Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, lười chơi:

Đây là những dấu hiệu trẻ bị viêm họng mức độ nhẹ. Trong trường hợp này, bố mẹ chỉ cần cho bé uống nhiều nước ấm, tránh nói chuyện, ăn đồ ăn lỏng và uống thêm vitamin C.

Trẻ đau rát họng, ho mãi không dừng

Trường hợp nặng hơn của bệnh. Lúc này, cổ họng của bé bị sưng và đau rát, khó nói chuyện hoặc nói rất khàn. Cảm giác đau rát có thể lan lên tai khi nói hoặc nuốt. Trẻ sẽ cảm thấy cổ họng rất ngứa và có thể ho mãi không dừng. Lúc này, trẻ cần sự hỗ trợ của thuốc để bệnh không trở nặng.

Cổ họng bị sưng, nổi hạch cổ

Khi nhìn vào cổ họng của bé, nếu nhìn thấy cổ họng sưng đỏ, sưng thành hạt hoặc hạch cổ nổi lên thì bé đã bị viêm họng hạt. Lúc này, trẻ sẽ rất đau đớn khi ăn hoặc nuốt nước bọt. Vì vậy, bố mẹ cần thay đổi đồ ăn thành các món dễ nuốt cho bé. Nếu thấy bệnh nghiêm trọng lập tức đi khám ngay.

Trẻ nghẹt mũi, phải thở bằng miệng

Các chất bẩn tích tụ trong mũi khiến trẻ không thể thở bình thường mà phải thở bằng miệng. Không khí đi qua miệng không được lọc sạch khiến tình trạng hô hấp càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bố mẹ phải làm sạch mũi cho bé bằng cách hút nước mũi và nhỏ thuốc mũi thường xuyên.

 

 

Bé bị viêm họng ho nhiều các mẹ nên làm gì

 

Ho là một phản xạ tự nhiên của thể khi có dị vật hoặc tác nhân lạ xâm nhập vào đường hô hấp. Khi trẻ bị ho, bố mẹ đừng nên sốt ruột vì đây là cách cơ thể bé phản ứng để tự bảo vệ mình. Ho thường đi kèm với viêm họng. Nguyên nhân gây ra vấn đề này là trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc dưới. Ho giúp đẩy đàm ra khỏi phổi, giúp bệnh mau khỏi hơn nên không cần cho bé uống thuốc trong trường hợp này.

Thông thường, trẻ hay bị ho về đêm. Đôi khi ho có thể gây nôn nhưng hiếm khi làm trẻ mệt đến không ngủ được. Hầu hết, các bệnh viêm họng ho nhiều sẽ tự khỏi trong vòng 2 – 3 tuần. Trong thời gian đó, bố mẹ nên giữ ấm cho trẻ, uống đủ nước, ăn đủ bữa, nhỏ mũi hoặc uống thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm một bài bài thuốc dân gian bị ho như: Quất ngâm mật ong, hẹ chưng đường phèn, nước gừng, lê chưng, …

Tuy nhiên, nếu thấy bệnh tình của trẻ kéo dài không khỏi, có nguy cơ viêm phổi, hen suyễn, … Hãy mang bé đi khám để được điều trị tốt nhất.

 

 

Làm gì khi bé bị viêm họng cấp sốt cao

 

Viêm họng cấp là trường hợp nặng của viêm họng, thường xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi.  Viêm họng cấp biểu hiện ở việc mô trong vòng họng của trẻ bị viêm, nổi hạch ở cổ, cổ họng sưng đau. Viêm họng kèm theo các cơn sốt 39 – 40 độ C, khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng cấp là do virus, viêm khuẩn phế cầu, liên cầu hoặc các tác nhân từ môi trường.

Bệnh viêm họng cấp thường khỏi trong vòng từ 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ bị viêm họng cấp, bố mẹ cần thực hiện các việc sau:

-         Để trẻ nghỉ ngơi nhiều, hạn chế TV, điện thoại

-         Súc miệng mỗi sáng bằng nước muối loãng

-         Cho bé ăn đồ ăn lỏng, dễ nuốt

-         Tăng độ ẩm trong không khí để bé dễ hít thở

Nếu trẻ mắc bệnh là trẻ sơ sinh, cách tốt nhất là đưa bé đi khám vì nếu điều trị cho trẻ sơ sinh tại nhà sai cách sẽ rất nguy hiểm.

 

 

Nếu bé bị viêm họng ăn vào là nôn thì làm sao

 

Ngoài các triệu chứng như ho, sốt, chảy nước mũi, … nôn, trớ cũng là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bé thở bằng miệng, vi khuẩn xâm nhập, chất nhầy vì thế tích tụ càng nhiều và chảy xuống cổ họng. Do đó, bé sẽ bị đau khi nuốt, cộng với việc dạ dày kém hoạt động khiến trào ngược dạ dày, gây ra nôn, ói.

Nôn là biểu hiện bình thường, tuy nhiên sẽ khiến bé mệt vì không ăn uống được. Để đề phòng, mẹ có thể áp dụng các cách: Cho bé ngậm mật ong, súc miệng bằng nước muối, thức ăn dễ tiêu hóa. Đồng thời, nên đưa bé đến bệnh viện để tránh các biến chứng khác.

 

Bé bị viêm họng nên ăn gì để mau khỏe

 

Thực đơn cho trẻ khi bị bệnh cần được chú trọng hơn bình thường. Do cổ họng của bé bị sưng nên việc nhai nuốt trở nên đau đớn. Chính vì vậy, bố mẹ cần lựa chọn những món ăn dạng lỏng, dễ ăn, dễ tiêu hóa cho trẻ.

Hoa quả tươi: Cung cấp vitamin C từ hoa quả tươi là cách nạp vitamin C an toàn và nhanh chóng nhất. Các loại trái cây có thể kể ra như: Cam, xoài, bưởi, ổi, táo, măng cụt,… Ăn trái cây giúp giải cảm rất tốt, có thể ăn trực tiếp, làm sinh tố hoặc ép lấy nước.

Ăn đồ ăn lỏng: Súp, cháo, canh, … là lựa chọn thích hợp khi bé bị viêm họng. Khi chế biến, bạn nên cho thêm rau xanh, rau thơm và hạn chế đồ dầu mỡ khó tiêu để tránh việc nôn ói do dạ dày không thể hấp thu được hết.

Những món canh mát: Những loại rau có chất nhầy, bở giúp tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn. Các loại rau có thể kể ra như: Rau đay, bí đỏ, rau lang, bầu, … Những món ăn này rất mát, dễ nhai, dễ nuốt, giảm đau đớn khi nuốt xuống dạ dày, không gây tổn thương đến các mô, …

 

 

Bé bị viêm họng uống thuốc gì theo chỉ định bác sỹ

 

Bệnh viêm họng có thể tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Bệnh hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh và để cơ thể tự sinh ra chất đề kháng ngăn chặn bệnh. Tuy nhiên, bố mẹ có thể áp dụng một số phương thuốc hỗ trợ sau đây để bé nhanh khỏi

Phương pháp Tây y: Trong trường hợp nhẹ, bố mẹ có thể cho bé uống vitamin C để giúp bé hạ sốt. Nếu đi bác sĩ sẽ được kê các loại thuốc như Paracetamol để trị sốt hoặc giảm đau. Ngoài ra, bố mẹ cần hút dịch mũi và nhỏ thuốc mũi để bé dễ thở.

Phương pháp Đông y: Đây là những cách trị viêm họng hiệu quả, dễ làm và an toàn với bé, những loại thuốc đó là:

-         Nước cốt lê ngào đường

-         Nước ô mai chua

-         Lá hẹ hấp cách thủy đường phèn

-         Tỏi ngâm mật ong

-         Quất ngâm

Khi uống, nên pha loãng và thực hiện 1- 2 lần hàng ngày vào sáng và tối để đạt được kết quả tốt nhất.

Xem thêm:

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan