SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Phương pháp chữa bệnh hen suyễn hiệu quả

2022-02-22 | 10:11

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Những biểu hiện của bệnh hen suyễn như ho kéo dài, đờm đặc trong cổ, đau ngực,… khiến nhiều người bệnh cảm thấy nặng nề và khó chịu. Sau đây là những cách điều trị hen suyễn hiệu quả theo phương pháp Đông, Tây và Nam Y.

 

Phương pháp chữa bệnh hen suyễn bằng thuốc Tây

 

Sử dụng thuốc Tây là phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn bởi chúng mang lại hiệu quả khá nhanh nhờ cơ chế cắt cơn để giúp đường thở thông thoáng.

 

- Thuốc chống viêm: Thuốc kháng viêm chứa corticoid có tác dụng chống viêm khá mạnh, khi sử dụng cần phải tuân thủ liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để không gây ra tác dụng phụ và tránh tình trạng lạm dụng thuốc. 

- Thuốc cắt cơn: thuốc giãn phế quản và thuốc chống viêm. Nhóm thuốc này giúp người bệnh nhanh chóng loại bỏ các cơn khó thở do cơn hen gây nên. 

- Thuốc giãn phế quản: có tác dụng nhanh được chỉ định sử dụng là Albuterol để mở rộng đường thở lập tức cho người bệnh ngăn ngừa biến chứng hô hấp do tắc nghẽn đường thở. Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng thuốc trị hen suyễn: theophylin, thuốc chủ vận Beta 2, Salmeterol,...

- Thuốc điều trị dự phòng: Sử dụng corticosteroid để giúp cơn hen không tái phát, từ đó những cơn co thắt, khó thở và thiếu oxy sẽ ít xuất hiện hơn. Bên cạnh đó người bệnh cần phải tránh tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây nên bệnh như bụi, phấn hoa, lông thú vật,… Trong quá trình điều trị dự phòng thì giữ ấm cơ thể, xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện điều độ sẽ đẩy lùi các cơn ho hen. 

 

Uống thuốc là lựa chọn của nhiều người trong chữa bệnh hen suyễn

 

** Lưu ý: Ưu điểm của thuốc tây là có thể kiểm soát nhanh các triệu chứng của bệnh. Nhưng nếu lạm dụng, dùng lâu dễ gặp phải một vài tác dụng phụ sau:

 

- Rối loạn tiền đình, mờ mắt, khô miệng, co giật…

- Run rẩy, chuột rút tay chân, đặc biệt là phần tay

- Rối loạn nhịp tim 

- Riêng với trường hợp người bệnh có tiền sử cao huyết áp, bệnh mạch vành ... cần phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. 

 

Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chỉ rõ: “Cho tới nay các phương pháp điều trị của Tây y chỉ nhằm kiểm soát và cắt cơn chứ không chữa khỏi hen suyễn được. Đó là lý do khiến nhiều bệnh nhân tuyến dưới phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Điều này không chỉ đe dọa tính mạng bệnh nhân mà còn làm tăng chi phí điều trị”.

 

Phương pháp chữa bệnh hen suyễn bằng thuốc Nam

 

Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng cách trị hen suyễn tại nhà bằng những mẹo dân gian. Dưới đây là 3 mẹo chữa bệnh hen suyễn từ các bài thuốc Nam đơn giản:

 

- Lá tía tô: Tía tô có tính ấm, vị cay, giúp người bệnh giáng khí, tiêu đờm, ra mồ hôi nên thường được sử dụng phổ biến trong điều trị hen thể hàn lạnh.

+ Bài thuốc từ lá tía tô: Bạn chỉ cần nấu một nồi nước, sau khi sôi thì bỏ lá tía tô vào ngâm chừng 15 phút rồi bỏ ra uống nhiều lần trong ngày.

+ Bài thuốc từ hạt tía tô: Hạt tía tô đem phơi qua, cho vào chảo đảo qua rồi tán thành bột mịn tương đối. Cho nước vào phần bột này và đem lọc bỏ phần bã. Phần nước thu được có thể uống hoặc đem nấu cháo.

 

Chữa bệnh hen suyễn với nước tía tô là một mẹo dân gian hiệu quả

 

- Gừng: Gừng có tính nóng giúp làm giảm viêm đường thở và ức chế co thắt đường hô hấp. Các hợp chất trong gừng còn giúp tăng cường tác dụng làm giãn cơ của các loại thuốc trị hen suyễn.

+ Cách 1: Cắt một ít gừng thành miếng nhỏ rồi bỏ vào nước đun sôi, để yên trong 5 phút, chờ nguội rồi uống.

+ Cách 2: Pha nước ép gừng, nước ép lựu và mật ong với liều lượng bằng nhau. Uống một muỗng canh hỗn hợp này khoảng 2, 3 lần một ngày.

+ Cách 3: Ăn gừng tươi trộn với muối cũng có tác dụng làm dịu cơn suyễn.

+ Cách 4: Một cách khác là pha một muỗng cà phê gừng xay với một cốc rưỡi nước. Uống một muỗng hỗn hợp này trước khi đi ngủ.

+ Cách 5: Để giải độc phổi, đun một cốc nước có pha hạt methi (hạt cỏ cà ri), thêm vào một muỗng cà phê nước ép gừng và mật ong. Uống dung dịch này vào mỗi sáng và tối.

- Mật kỳ đà: Mật kỳ đà có tác dụng tốt đối với bệnh hen. Công dụng của mật kỳ đà rất tốt đối với bệnh hen suyễn, viêm phế quản co thắt, thở khò khè, chữa động kinh, cao huyết áp,... Theo nghiên cứu của y học hiện đại, mật kỳ đà chứa các hoạt chất như: 

+ Steroid: Công dụng kháng viêm, giảm đau.

+ Acid mật: Hỗ trợ tiêu hóa, kích thích hấp thụ các chất béo và vitamin. Acid mật còn có công dụng điều chỉnh cân bằng nồng độ cholesterol, glucose, triglyceride. 

Cách dùng mật kỳ đà chữa hen suyễn: Mật kỳ đà chia nhỏ ngày dùng 2 lần sáng và tối, tùy từng lứa tuổi sẽ dùng lượng mật khác nhau.

 

** Lưu ý: Chữa hen bằng các phương pháp dân gian tuy lành tính, chi phí thấp nhưng chưa được khoa học kiểm chứng, Vì thế, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các phương pháp này để tránh gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe.

 

Dùng mật kỳ đà cũng là một mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn

 

Phương pháp chữa bệnh hen suyễn bằng thuốc Nam

 

Nguyên tắc của y học cổ truyền trong điều trị triệt để bệnh hen suyễn là tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Đây là gốc căn nguyên của bệnh nên cần phải được lưu tâm và xử lý triệt để thì người bệnh mới khỏi hoàn toàn:

 

- Bổ hư: dưới tác động của bệnh hen suyễn, hệ thống thần kinh thực vật sẽ bị ảnh hưởng, khả năng giao cảm thần kinh suy giảm. Quá trình bổ hư là sử dụng các vị thuốc bổ âm nâng cao khả năng ức chế thần kinh.

- Tán hàn: quá trình này quan trọng nhất trong điều trị hen suyễn. Bởi các cơn hen suyễn thường khởi phát do cơ thể bị nhiễm hàn khí khi trời trở lạnh đột ngột, khi sương, mưa nhiều,...Tán hàn sẽ làm thư giãn cơ trơn, tuần hoàn mao mạch, chống co thắt. Từ đó sẽ giúp các triệu chứng tức ngực được thuyên giảm.

- Tiêu đờm: trong quá trình lên cơn hen, đờm tiết ra nhiều sẽ gây bít phế quản nên việc làm tan chất nhầy, đờm bằng việc kích thích ho để trục xuất đờm vô cùng cần thiết.

- Trừ thấp: trừ thấp chính là loại bỏ các chất gây phù nề viêm nhiễm niêm mạc - một trong những hiện tượng khiến cho phế quản bị hẹp lại. Quá trình trừ thấp đẩy mạnh vào việc làm bền vững thành mạch, chống viêm và tiêu sưng. 

- Giáng khí: khi bị hen suyễn phế quản sẽ bị co lại khí nghịch lên gây khó thở. Nên quá trình giáng khí luôn được coi trọng, giáng khí sẽ giúp cho phế nang giãn ra. Từ đó, quá trình khó thở được cải thiện. 

 

Nguyên tắc của y học cổ truyền trong điều trị triệt để bệnh hen suyễn là tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư

 

Máy Tạo Oxy chia sẻ đến Quý bạn đọc những cách chữa bệnh hen suyễn hiệu quả. Chúc bạn áp dụng thành công và luôn khỏe mạnh!

 

(Theo Hòa Nguyễn - thuocnampqa.vn)

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan