SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Triệu chứng thuyên tắc phổi và cách điều trị

2018-10-25 | 03:32

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Thuyên tắc phổi hay còn gọi là bệnh thuyên tắc mạch phổi là tình trạng một hay nhiều mạch máu ở phổi bị nghẽn tắc một cách đột ngột. Nguyên nhân là do cục máu đông từ chân di chuyển lên phổi hoặc từ các bộ phận khác.

 

 

Thuyên tắc phổi là gì ?

 

Bệnh thuyên tắc phổi không phải là bệnh về hệ hô hấp mà là bệnh về hệ tim mạch,  đứng thứ 3 trong nhóm nguyên nhân gây tử vong thuộc bệnh tim mạch trên trên thế giới. Nguy cơ tử vong do bệnh lên đến 30% nếu không được điều trị kịp thời.

Thuyên tắc phổi và nhồi máu phổi là một.

 

Thuyên tắc phổi có những biểu hiện gì

 

Các triệu chứng tắc mạch phổi khác nhau ở các đối tượng bệnh nhân, tùy thuộc vào kích thước cục máu đông và sức khỏe của người bệnh.Thường là các biểu hiện sau:

  • Khó thở: triệu chứng này là phổ biến nhất và điển hình nhất, và bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi khi gắng sức. Triệu chứng này xảy ra ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
  • Tức ngực: Bạn có thể cảm thấy như mình đang trải qua một cơn đau tim. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn hít thở sâu, ho, ăn, gập người hoặc cúi xuống. Cơn đau sẽ nặng hơn khi bạn gắng sức nhưng sẽ không biến mất khi nghỉ ngơi.
  • Ho: Các cơn ho có thể ra đờm có máu hoặc lẫn chút tia máu.

Ngoài những biểu hiện thường gặp trên còn có một số biểu hiện khác:

-        Thở khò khè

-        Đau chân hoặc sung phù ở cả hai, thường là ở bắp chân

-        Da nhão hoặc bị tái xanh

-        Sốt

-        Đổ mồ hôi nhiều

-        Nhịp tim nhanh lúc nhanh lúc chậm, không đều

-        Thường xuyên bị chóng mặt.

Các trường hợp thuyên tắc phổi nặng có thể dẫn đến hôn mê, ngưng tim

 

 

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị thuyên tắc phổi

 

  • Các bệnh về tim mạch, nhất là bệnh suy tim là bệnh có khả năng rất lớn hình thành cục máu đông
  • Phẫu thuật, là nguyên nhân hàng đầu trong việc hình thành cục máu đông.Vì vậy, thuốc thuốc ngăn ngừa máu đông được sử dụng trước và sau phẫu thuật.
  • Các chuyến đi dài. Việc ngồi quá lâu một chỗ hay bị gò bó trong không gian nhỏ như ghế xe, ghê máy bay sẽ khiến cho máu ở chân khó lưu thông, từ đó dễ hình thành các cục máu đông
  • Dùng thuốc tránh thai hoặc các liệu pháp estrogen 

    • >>> Sử dụng máy tạo oxy để hỗ trợ việc thở cho người bệnh, sử dụng oxy tinh khiết

Thuyên tắc phổi - các phương pháp dùng để điều trị bệnh

 

Hiện nay, có hai phương pháp chính được dùng để điều trị bệnh

  • Phẫu thuật: đây là phương pháp loại bỏ cục máu đông, đặc biệt là những cục máu đông có kích thước lớm
  • Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc chống đông máu và thuốc tan máu

Thuốc chống đông máu: loại thuốc có chất làm loãng máu như heparin, warfarin, giúp ngăn ngừa các cục máu đông mới được hình thành

Thuốc tan huyết: Giúp tăng tốc độ làm tan các cục máu đông.Chúng thường được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp, nhưng cũng khá nguy hiểm nếu dùng không đúng liều lượng sẽ gây chảy máu dẫn đến mất máu

 

Phương pháp chẩn đoán bệnh thuyên tắc phổi tại bệnh viện

 

Một số xét nghiệm mà bạn phải thực hiện để chẩn đoán bệnh:

-        Chụp X-quang

-        Siêu âm Duplex chân

-        Xét nghiệm điện tim ECG

-        Xét nghiệm máu

-        Chụp cắt lớp (CT) vùng ngực hoặc phổi

-        Enography. Đây là phương pháp chụp X-quang chuyên ngành của các tĩnh mạch chân

 

 

Các biện pháp phòng chống bệnh thuyên tắc phổi

 

Đi lại, vận động càng sớm càng tốt sau ca phẫu thuật

Tránh ngồi quá lâu một tư thế

Không nên hút thuốc lá

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

Sử dụng vớ y khoa để giúp máu lưu thông

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan