SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy chính xác

2022-03-08 | 07:58

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Máy đo SPO2 là thiết bị y tế theo dõi nồng độ oxy trong máu của bệnh nhân và có thể hữu ích trong việc cảnh báo nồng độ oxy giảm xuống dưới mức an toàn. Thiết bị này đã trở nên thiết yếu trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khi nồng độ oxy trong máu của bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên. Dưới đây là cách sử dụng máy đo nồng độ oxy.

Máy đo nồng độ oxy trong máu là gì?

Máy đo nồng độ oxy trong máu là một thiết bị nhỏ kẹp vào ngón tay và sử dụng chùm ánh sáng trong cảm biến để đo lượng oxy trong máu và nhịp tim. Điều này giúp người bệnh phát hiện kịp thời tình trạng giảm oxy trong máu, tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Máy đo nồng độ oxy trong máu là một thiết bị nhỏ kẹp vào ngón tay để đo lượng oxy trong máu và nhịp tim

Máy đo nồng độ oxy trong máu là một thiết bị nhỏ kẹp vào ngón tay để đo lượng oxy trong máu và nhịp tim

Các thông số và cách đọc các thông số trên máy đo SpO2

Có 2 thông số hiển thị trên máy đo SPO2 bao gồm:

  • Nhịp mạch: Thông số nhịp mạch cho biết tim của bạn đang đập nhanh như thế nào. Mạch được đo bằng nhịp mỗi phút (bpm). Trên máy đo nồng độ oxy trong máu, nhịp tim có thể hiển thị dưới dạng bpm hoặc PRbpm (tốc độ xung/nhịp đập mỗi phút).
  • Mức độ bão hòa oxy: Thông số này là thước đo lượng oxy trong máu. Độ bão hòa oxy được đo bằng phần trăm và trên máy đo SPO2, con số này có thể hiển thị là % SpO2  (phần trăm bão hòa của oxy).

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy

Hầu hết các thiết bị đều có hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ oxy đi kèm. Nhưng đây là các bước cơ bản cần thực hiện trong cách sử dụng máy đo nồng độ oxy:

Bước 1: Kiểm tra thiết bị

Hãy lấy máy đo nồng độ oxy trong máu ra khỏi hộp và lắp pin vào để sử dụng. Nếu bạn đã dùng thiết bị trước đó, đừng quên kiểm tra tổng thể máy và pin còn hay không để thay pin khi cần.

Bước 2: Thư giãn và xoa tay trước khi đo

Bước tiếp theo trong cách sử dụng máy đo nồng độ oxy là tháo móng tay giả, lau sạch sơn móng nếu có. Đừng quên thư giãn 5 phút trước khi đo, làm ấm tay nếu tay bị lạnh.

Bước 3: Mở kẹp và đưa tay vào khe kẹp của máy 

Sau đó bạn mở kẹp của máy rồi đặt ngón tay và khe kẹp. Một lưu ý trong cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu là đầu ngón tay phải chạm vào điểm cuối của máy để kết quả được chính xác.

Sử dụng ngón trỏ của một trong hai bàn tay để đo nồng độ oxy trong máu

Sử dụng ngón trỏ của một trong hai bàn tay để đo nồng độ oxy trong máu

Bước 4: Khởi động máy

Nhấn nút nguồn để bật máy đo oxy trong máu. Lưu ý để máy và ngón tay ổn định, không di chuyển trong khi đo. Quá trình đo cần có thời gian để ổn định, giữ máy ít nhất 1 phút hoặc lâu hơn nếu quá trình không ổn định.

Bước 5: Đọc kết quả

Hoàn thành cách sử dụng máy đo nồng độ oxy sẽ cho kết quả trên màn hình gồm 2 chỉ số:

  • Tỷ lệ % của chỉ số SPO2 ngay dưới vị trí ghi “SPO2”. Phạm vi chỉ số là từ 0 – 100%. Nếu kết quả là 94 – 100% thì bình thường. Tuy nhiên sai số có thể xảy ra khi đo là ± 2%.
  • Nhịp mạch hiển thị ở dưới vị trí ghi chữ “PR”, “PRbpm” hoặc hình trái tim. Phạm vi đo là 0 – 254 lần/phút. Chỉ số cho biết nhịp mạch bình thường là 60 – 100 lần/phút.

Bước 6: Kết thúc quá trình đo

Sau khi đã đo và đọc kết quả, bạn hãy rút tay ra khỏi máy. Máy đo nồng độ oxy trong máu thường sẽ tự tắt sau vài giây.

>> Có thể bạn quan tâm: Nồng độ oxy trong máu bình thường là bao nhiêu

Kết quả hiển thị trên màn hình sau khi hoàn thành cách sử dụng máy đo nồng độ oxy

Kết quả hiển thị trên màn hình sau khi hoàn thành cách sử dụng máy đo nồng độ oxy

Lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

Cách dùng máy đo nồng độ oxy trong máu có một số lưu ý bạn cần biết để nhận được kết quả đo chính xác:

  • Luôn đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng máy đo nồng độ oxy đi kèm với thiết bị để có các bước thực hiện đúng cách.
  • Máy đo SPO2 có kích thước nhỏ, bạn nên cẩn thận tránh làm rơi vỡ khi dùng và đặc biệt không để máy là những nơi dễ cháy nổ.
  • Một lưu ý quan trọng trong cách sử dụng máy đo nồng độ oxy là đặt tay đúng vị trí chạm điểm đầu của máy, lau sạch sơn móng tay và tháo móng tay giả để kết quả đo được chính xác.
  • Nên đo và đặt máy ở bề mặt phẳng, thấp hơn tim.
  • Có một số trường hợp khi đo có thể nhận được kết quả không chính xác bao gồm: người hạ huyết áp, người bị co thắt mạch máu, người có nồng độ hemoglobin bất thường, người đã từng dùng thuốc cản quang,…

Một lưu ý quan trọng trong cách sử dụng máy đo nồng độ oxy là đặt tay đúng vị trí

Một lưu ý quan trọng trong cách sử dụng máy đo nồng độ oxy là đặt tay đúng vị trí

Trên đây là hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng máy đo nồng độ oxy chính xác và một số lưu ý khi tiến hành đo. maytaooxy.vn chúc bạn áp dụng thành công!

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

maytaooxy.vn

Bài viết liên quan