SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

5 cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

2018-10-17 | 02:40

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Xin được chia sẻ 5 cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính copd cho các đọc giả cũng như người xem topic này đang mắc phải căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, hoặc ai đó đang tìm hiểu về bệnh để chăm sóc người thân đang bệnh.

 

 

Các giai đoạn phát triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

 

- Giai đoạn 0:cơ thể bắt đầu chứa những yếu tố gây bệnh

- Giai đoạn 1: Ho thường xuyên, dai dẳng và có đàm

- Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn bệnh nhân cảm thấy khó thở khi hoạt động mạnh, dùng sức nhiều.Thường ở giai đoạn này mới phát hiện ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

- Giai đoạn 3,4: Đây là giai đoạn bệnh trở nặng và bắt đầu xuất hiện biến chứng.Biểu hiện ở giai đoạn này là bệnh nhân thường xuyên khó thở, đặc biệt là lúc ngủ. 

- Khi bắt đầu có những dấu hiệu ho, khó thở, mệt mỏi thì không nên xem thường mà phải thăm khám và điều trị để bệnh không trở nặng và gây ra biến chứng. Biến chứng của bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra suy tim, suy hô hấp và ung thư phổi. 

 

Gợi ý: Bệnh CODP giai đoạn cuối có chữa được không

 

 

Biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

 

Bệnh COPD tên gọi khác như phổi tắc nghẽn mạn tính thường tiến triển trong vài năm, nhưng các biến chứng của chúng có thể phát triển tại bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt có thể nghiêm trọng và thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

 

- Viêm phổi: tình trạng viêm hay nhiễm trùng cao hơn người khác, nguy cơ gây ra một chuỗi các vấn đề làm suy yếu chức năng phổi khiến người bệnh sụt giảm nhanh chóng sức khỏe và dẫn đến một số tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng

- Suy tim: nghiên cứu chỉ ra rằng 20 – 70% bệnh nhân COPD có nguy cơ bị suy tim, đó là một trong những biến chứng COPD nguy hiểm nhất

- Ung thư phổi: gây tử vong, vì vậy, điều quan trọng mà bệnh nhân COPD cần làm là tránh xa các yếu tố có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh

- Tràn màng khí phổi: vì hỏng mô phổi, do đó nếu khí tràn vào khoang nằm giữa phổi và thành ngực, cơ quan này có thể bị xẹp, các triệu chứng khó thở đột ngột, ho, đau hoặc tức ngực dữ dội

 

Cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào

 

Như đã nói ở trên,chưa có loại thuốc nào  điều trị triệt để bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Các cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hiện nay chỉ để làm thuyên giảm tình trạng bệnh. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn ngừa và tiến hành điều trị để giúp bệnh nhân sinh hoạt một cách bình thường

 

- Hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh như đã nói ở trên

- Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá và nên cai thuốc lá hoàn toàn

- Chủng ngừa.

- Sử dụng thuốc giãn phế quản và steroid theo chỉ định của bác sĩ

- Trị liệu bằng oxy sử dụng máy oxy thở tại nhà hỗ trợ điều trị bệnh hoặc ghép phổi.

- Một số loại thuốc được sử dụng trong việc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:

 

Thuốc chủ vận β2: loại thuốc này thường sử dụng ở dạng xịt.Gồm 2 nhóm là nhóm tác động ngắn hạn (salbutamon, terbutalin..) và nhóm tác động dài hạn (salmeteron, formoterol…)

Tác dụng phụ gồm có run cơ, vọp bẻ, nhức đầu, buồn nôn và tim đập nhanh…

 

Nhóm thuốc kháng chorlinergic: dùng để thay thế cho những bệnh nhân bị tác dụng phụ từ Thuốc chủ vận β2.

 

Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, fluticason, budesonid, beclomethason…) : tác động kháng viêm lên đường hô hấp, giảm tổn thương ở phổi

 

 

Thông tin cách điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và thông tin các giai đoạn bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh trong cuộc sống hiện nay, hi vọng sẽ là thông tin hữu ích cho người bệnh cũng như người chăm sóc.

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan