SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Bệnh CODP giai đoạn cuối có chữa được không

2018-01-12 | 07:17

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh COPD hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong cao. Vậy bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối có chữa được không và điều trị như thế nào? Xin mời tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối

 

Bệnh COPD là tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài và không hồi phục được hoàn toàn. Ban đầu, những tổn thương ở bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường tập trung ở nhu mô phổi và các nhánh phế quản nhỏ có đường kính nhỏ hơn 2mm. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng hơn, không những gây ra các tổn thương ở phổi và phế quản mà dẫn đến tổn thương trên nhiều cơ quan, bộ phận khác của cơ thể như xương, cơ, tim, thần kinh, …

 

 

 

 

Bệnh COPD mãn tính là căn bệnh có diễn thầm lặng và từ từ, có rất nhiều người bị bệnh mà không biết mình mắc bệnh, chỉ đến khi xuất hiện những cơn khó thở mới nhận ra được. Khi đó, người bệnh đi khám thì bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nguy cấp.

 

 

Giai đoạn cuối được biểu hiện bằng tình trạng khó thở nghiêm trọng, ngay cả khi bạn nghỉ ngơi. Ở giai đoạn này, các loại thuốc không còn có tác dụng tốt như trước. Các hoạt động thường ngày cũng khiến bạn cảm thấy khó thở hơn. Đồng nghĩa số lần đến khoa cấp cứu hoặc nhập viện vì các biến chứng hô hấp, nhiễm trùng phổi hoặc suy hô hấp cũng tăng lên.

 

 

Tình trạng tăng huyết áp phổi thường gặp hơn cảm thấy nhịp tim lúc nghỉ ngơi tăng mạnh (nhịp tim nhanh) hơn 100 nhịp mỗi phút, ngoài ra người bệnh sẽ bị giảm cân liên tục.

 

 

Mỗi khi có đợt cấp do bội nhiễm hoặc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ phát triển nặng và nhanh hơn. Theo các bác sĩ chuyên gia, mỗi khi có đợt cấp bội nhiễm bệnh COPD còn có tiên lượng nặng hơn cả nhồi máu cơ tim.

 

Gợi ý:

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chữa được không?

 

Bệnh khi vào giai đoạn cuối, các tổn thương ở phổi đã diễn ra nặng nề. Ở giai đoạn này, mục tiêu điều trị chỉ là giúp giảm tình trạng xuất hiện đợt cấp bội nhiễm, hạn chế các triệu chứng ho, đờm, khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

 

Điểu trị bệnh COPD giải đoạn cuối theo phương pháp Tây Y thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh, corticosteroid và salbutamol mỗi khi người bệnh lên cơn khó thở hay bội nhiễm…

 

 

 

Chung sống với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối như thế nào

 

 

- Áp dụng chế độ ăn và tập thể dục từ các nhà trị liệu sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật thở dễ dàng hơn, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn. Song song đó bệnh nhân được khuyến khích nên ăn các bữa ăn nhỏ, giàu protein trong mỗi bữa sẽ cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa việc giảm cân quá mức.

 

 

- Thời tiết gây nên khó thở cho người bệnh chẳng hạn như nhiệt độ cao và ẩm hoặc nhiệt độ lạnh, khô. Vì thế hay luôn giữ một ống hít khẩn cấp, đeo khăn quàng cổ hoặc khẩu trang khi ra ngoài, tránh ra ngoài khi có nhiều khói bụi và mức độ ô nhiễm cao.

 

 

- Chăm sóc giảm nhẹ (palliative care) cải thiện cuộc sống người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối rất nhiều, bời vì giúp giảm đau và kiểm soát các triệu chứng càng nhiều càng tốt. Bạn hãy thảo luận với một nhóm các bác sĩ và y tá trong việc lên kế hoạch cho các mục tiêu điều trị và chăm sóc sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nhiều nhất có thể.

 

 

Bên trên là một số thông tin chia sẻ về tình trạng viêm phổi tắc nghẽn ở giai đoạn cuối. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn, giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này, chủ động phòng tránh cũng như điều trị bệnh. 

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan