SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Người bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu?

2024-01-30 | 10:27

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh viêm phổi mãn tính làm co thắt đường thở và gây khó thở. Những người sau khi được chẩn đoán mắc bệnh thường rất lo lắng liệu bị tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu? Mời bạn tiếp tục đọc bài viết sau đây để tìm ra câu trả lời chi tiết nhất.

Người bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu?

Người bị bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu?

Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Hút thuốc và hít phải khói thuốc thụ động là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh COPD. Khoảng 85% đến 90% số ca tử vong do COPD có liên quan đến hút thuốc. Hít phải khói thuốc lá của người khác nhiều lần, đặc biệt là khi còn nhỏ, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD.

Tiếp xúc với ô nhiễm không khí, bụi và các hóa chất khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD và giảm tuổi thọ của bệnh nhân mắc COPD.

COPD cũng có thể xuất hiện do tình trạng di truyền thiếu hụt alpha-1-antitrypsin nhưng những trường hợp này rất hiếm. Rối loạn này được đặc trưng bởi mức độ thấp của một loại protein bảo vệ phổi. Nếu không có sự bảo vệ này, mô phổi sẽ bị tổn thương, có khả năng dẫn đến COPD.

Hút thuốc và hít phải khói thuốc thụ động là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh COPD

Hút thuốc và hít phải khói thuốc thụ động là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh COPD

Các giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính làm giảm tuổi thọ của người bệnh nên việc tìm hiểu xem tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu là điều quan trọng. Thông thường, thời gian sống còn lại của người bệnh thay đổi ở mỗi người, tùy thuộc vào sức khỏe tổng thể và giai đoạn COPD mà họ đang mắc phải.

Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm chức năng hô hấp FEV1 để xác định xem phổi của bạn hoạt động tốt như thế nào và sử dụng thông tin đó để xác định giai đoạn bệnh COPD. FEV1 là thước đo lượng không khí người bệnh có thể thở ra trong một hơi thở.

Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm chức năng hô hấp FEV1 để xác định giai đoạn bệnh COPD

Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm chức năng hô hấp FEV1 để xác định giai đoạn bệnh COPD

Các giai đoạn của COPD được xác định dựa trên chỉ số FEV1 như sau:

  • Giai đoạn 1 (nhẹ): FEV1 trên 80%. Các triệu chứng rất nhẹ như ho (có hoặc không có đờm), thậm chí người bệnh có thể không nhận thấy rằng mình đang mắc bệnh.
  • Giai đoạn 2 (trung bình): FEV1 khoảng 50 – 80%. Người bệnh thường xuất hiện triệu chứng ho có đờm nhiều hơn so với giai đoạn 1, tích tụ chất nhầy dư thừa và khó thở (nhất là vào buổi sáng).
  • Giai đoạn 3 (nặng): FEV1 khoảng 30 – 50%. Người bệnh có thể bị ho mãn tính, khó tập thể dục hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày, cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu.
  • Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối, rất nặng): FEV1 giảm xuống dưới 30%. Đây là giai đoạn cuối của COPD và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh vì phổi không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể nữa. Ở giai đoạn này, người bệnh thường nhận thấy cả động mạch phổi và tim đều bị ảnh hưởng, xuất hiện biến chứng nghiêm trọng, đe dọa mạng sống.

Các giai đoạn của COPD gây ra những triệu chứng từ nhẹ đến nặng

Các giai đoạn của COPD gây ra những triệu chứng từ nhẹ đến nặng

Vậy người bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu đối với từng giai đoạn? Tìm hiểu ngay trong phần bên dưới bạn nhé.

Người bị tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu?

Tuổi thọ của người được chẩn đoán mắc bệnh COPD có thể thay đổi tùy theo độ tuổi, giai đoạn bệnh và liệu họ có còn hút thuốc hay không, đã từng hút thuốc hay chưa bao giờ hút thuốc. Dưới đây là số liệu thống kê từ một số nghiên cứu về tuổi thọ của người mắc bệnh COPD:

  • Giai đoạn 1: Đối với nam giới 65 tuổi mắc bệnh giai đoạn 1 và vẫn hút thuốc, tuổi thọ giảm 0,3 năm.
  • Giai đoạn 2: Đối với nam giới 65 tuổi mắc bệnh giai đoạn 2 và vẫn hút thuốc, tuổi thọ giảm 2,2 năm. Ở những người từng hút thuốc, tuổi thọ giảm 1,4 năm. Ở những người chưa bao giờ hút thuốc nhưng được chẩn đoán mắc bệnh COPD, tuổi thọ giảm 0,7 năm.
  • Giai đoạn 3 và 4: Nam giới vẫn hút thuốc ở tuổi 65 và được phân loại mắc COPD giai đoạn 3 hoặc 4, tuổi thọ giảm 5,8 năm. Ở những người từng hút thuốc, tuổi thọ giảm 5,6 năm. Ở những người chưa bao giờ hút thuốc nhưng được chẩn đoán mắc bệnh COPD, tuổi thọ giảm 1,3 năm.

Đặc biệt lưu ý về tỷ lệ tử vong ước tính trên người bệnh được đưa vào cấp cứu do COPD giai đoạn 4 là khoảng 24% và 48% nếu bệnh nhân trên 65 tuổi.

Người bị tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu đối với từng giai đoạn?

Người bị tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu đối với từng giai đoạn?

Cách kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại nhà

Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu, người bệnh cũng cần thực hiện một số thay đổi trong lối sống để kiểm soát bệnh tốt nhất, tránh làm tiến triển các giai đoạn bệnh nghiêm trọng hơn và gây ra biến chứng nguy hiểm:

Bỏ hút thuốc

Việc cai thuốc lá là rất quan trọng vì hút thuốc sẽ gây ra những thay đổi nghiêm trọng ở phổi, nhất là đối với người bệnh ở giai đoạn cuối của COPD. Bỏ thuốc lá cũng sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh có khả năng đe dọa tính mạng khác như đột quỵ, đau tim hoặc ung thư. 

Bỏ hút thuốc là điều quan trọng cần thực hiện để kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bỏ hút thuốc là điều quan trọng cần thực hiện để kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Tập thể dục

Tập thể dục có tác động lớn đến việc kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giúp cải thiện hô hấp. Người bệnh nên cố gắng tập luyện vừa phải mỗi ngày và thực hành các kỹ thuật thở để tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp như thở mím môi, thở bụng,…

Ăn uống lành mạnh

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, do cơ thể tiêu thụ nhiều calo. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ cung cấp cho người bệnh năng lượng cần thiết để chống lại nhiễm trùng. Người bệnh nên ăn thực phẩm tươi như rau củ quả, trái cây, thực phẩm giàu protein, chất béo lành mạnh,…

Sử dụng máy trợ thở

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính làm giảm lượng oxy trong máu, thậm chí có trường hợp nghiêm trọng đến mức người bệnh khó thở khi thực hiện các công việc đơn giản hàng ngày như đi bộ vài bước hoặc chỉ đứng trong vài phút. Theo đó, người mắc bệnh COPD nặng có thể được chỉ định sử dụng máy trợ thở tại nhà để cải thiện khả năng hô hấp. Thiết bị tạo luồng nẹp khí, khơi thông khí quản bệnh nhân, giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn.

Tham khảo một số mẫu máy trợ thở chất lượng:

>> Xem nhiều hơn tại: Máy trợ thở cá nhân

Máy trợ thở giúp người bệnh cải thiện hô hấp, duy trì sự sống

Máy trợ thở giúp người bệnh cải thiện hô hấp, duy trì sự sống

Qua bài viết trên, maytaooxy.vn hy vọng bạn đã biết rõ được người bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính sống được bao lâu đối với mỗi giai đoạn bệnh. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết và chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Xem thêm:

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

healthline.com, medicalnewstoday.com

Bài viết liên quan