SIÊU THỊ MÁY TẠO OXY Y TẾ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chuyên nhập khẩu & phân phối máy tạo oxy, máy thở - Hàng nhập khẩu chính hãng, luôn sẵn trong kho

Kiến thức sức khỏe

Những câu hỏi liên quan đến bệnh COPD

2017-01-17 | 02:34

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Hỏi đáp về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh chủ yếu do hút thuốc lá, thuốc lào gây ra, tránh tiếp xúc yếu tố nguy cơ làm chậm đáng kể tiến triển của bệnh, tuy nhiên bệnh có thể chữa khỏi được hay không là câu hỏi nhiều người bệnh thắc mắc.

Bệnh COPD có chữa khỏi được không

Trước hết cần khẳng định: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh có thể dự phòng và điều trị được, nhưng cần phải lưu ý là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, một khi bệnh đã được phát hiện sẽ tiếp tục phát triển nặng dần. Việc điều trị bệnh sẽ làm chậm tốc độ phát triển  của bệnh thông qua việc sử dụng thuốc đúng cách và đầy đủ, tránh tiếp xúc với tất cả những yếu tố nguy cơ đặc biệt là khói thuốc lá, thuốc lào.

 

 

Nên lưu ý, không chỉ ngừng hút thuốc mà còn phải tránh xa khói thuốc do người khác thải ra. Khi tránh được những yếu tố nguy cơ niêm mạc đường thở của bệnh nhân không bị kích thích thường xuyên, tình trạng viêm niêm mạc đường thở do vậy được giảm đi, chất nhầy ít tiết hơn, tình trạng co thắt cơ trơn khí, phế quản do vậy cũng giảm đáng kể.

Nếu bạn không tránh được những yếu tố nguy cơ, vẫn tiếp tục hút thuốc, hít khói thuốc thì khi đó niêm mạc đường thở của bạn sẽ thường xuyên bị kích thích, niêm mạc bị viêm, phù nề ngày càng nhiều, dịch nhầy tiết ra ngày càng nhiều, cơ trơn phế quản bị co thắt thường xuyên bệnh của bạn sẽ nặng thêm, bạn sẽ thường xuyên có biểu hiện ho, khó thở, lồng ngực ứ khí.

Bệnh COPD tiến triển nhanh hay chậm

Căn bệnh này tiến triển từ từ thầm lặng, nhiều bệnh nhân không biết mình đang bị bệnh cho đến khi xuất hiện triệu chứng khó thở, thì mới đi khám khi đó bệnh đã nặng hơn. Bệnh thường tiến triển nặng hơn rất nhanh mỗi khi có đợt cấp do bội nhiễm hoặc tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ. Nhiều thầy thuốc cho rằng, bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mỗi khi có đợt cấp do bội nhiễm có tiên lượng nặng hơn cả nhồi máu cơ tim.

 

 

Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiện đang hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc, khi ngừng hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc thì bệnh sẽ phát triển chậm hơn, có nhiều người bệnh khi ngừng hút thuốc có thể hoàn toàn ổn định và tránh được việc nhập viện trong thời gian dài. 

Gợi ý đọc: Những biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Làm thế nào biết mình có bị COPD hay không?

Khi bị COPD sẽ có một số dấu hiệu như khó thở, ho có đàm…. Khi phát hiện những triệu chứng này nên đến các cơ sở y tế để chuẩn đoán và xem có cần đến một thử nghiệm hô hấp gọi là hô hấp ký hay không. Hô hấp ký là một thử nghiệm đơn giản đo lường tắc nghẽn đường dẫn khí.

Những thăm dò giúp chẩn đoán xác định CODP ?

- Đo chức năng hô hấp: thăm dò này giúp đánh giá các lưu lượng khí vào và ra khỏi phổi, từ đó đánh giá được mức độ tắc nghẽn đường thở, tình trạng ứ đọng khí trong phổi.
- Chụp x quang phổi: nhằm mục đích chính để phân biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với các bệnh khác cũng có biểu hiện ho, khạc đờm, khó thở kéo dài như: lao phổi, giãn phế quản…
- Đo khí máu động mạch: xét nghiệm này thường được chỉ định khi người bệnh có biểu hiện khó thở thường xuyên…
- Công thức máu, các xét nghiệm mỡ máu, chức năng gan, thận … giúp đánh giá thêm một số bệnh đồng mắc, các rối loạn chuyển hóa có thể gặp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Điện tim: giúp đánh giá biến chứng tim mạch của bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Những bệnh nhân có bệnh ở giai đoạn cuối thường có biểu hiện của suy tim phải, hoặc rối loạn nhịp tim.

Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tính sinh hoạt tình dục như thế nào?

Để có thể thỏa mãn trong đời sống tình dục, người bệnh nên kiểm soát bệnh tốt và tuân thủ điều trị tốt. Liệu pháp vận động cũng giúp cho người bệnh tăng cường sức khoẻ, giảm bớt khó thở, chống trầm cảm và giúp sinh hoạt tình dục dễ dàng hơn.
- Nên sử dụng thuốc giãn phế quản ngay trước và trong khi sinh hoạt tình dục để tránh khó thở.
- Nếu có nhiều đàm, nên sử dụng các kỹ thuật thông đàm để làm thông thoáng phế quản.
- Tránh ăn quá no và uống nhiều rượu.
- Nên chọn các tư thế thuận tiện và dễ dàng thay cho tư thế cổ điển.
- Đối tác nên ở thế chủ động để giúp người bệnh tránh bị mệt.
- Nếu vẫn gặp khó khăn, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sẽ giúp mọi việc dễ dàng hơn.

Share on Facebook Tweet about this on Twitter Share on Google+

Bài viết liên quan