Viêm tiểu phế quản thường bắt đầu với các triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường nhưng khi bệnh nặng hơn sẽ khiến bé ho và thở khò khè nhiều. Vậy nên nhiều ba mẹ lo lắng không biết bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi? Tiếp tục đọc bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn này.
Viêm tiểu phế quản là bệnh gì?
Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra khi các đường hô hấp nhỏ gọi là tiểu phế quản bị nhiễm vi-rút. Tiểu phế quản sưng lên và chứa đầy chất nhầy, khiến người bệnh khó thở. Viêm tiểu phế quản xuất hiện phổ biến hơn trong những tháng mùa thu và mùa đông.
Bệnh viêm tiểu phế quản thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì đường hô hấp nhỏ của bé có thể dễ dàng bị tắc nghẽn hơn người trưởng thành. Bệnh dễ xuất hiện trong 2 năm đầu đời của trẻ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, nhất là ở trẻ sinh non, trẻ có vấn đề về phổi hoặc tim và trẻ có hệ miễn dịch yếu.
Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là do một trong các loại virus đường hô hấp như cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV), parainfluenza và metapneumovirus ở người gây ra. Các loại virus khác cũng có thể gây viêm tiểu phế quản.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm RSV có nhiều khả năng bị viêm tiểu phế quản kèm theo thở khò khè và khó thở. Hầu hết người lớn và nhiều trẻ lớn bị nhiễm RSV chỉ bị cảm lạnh. Virus RSV lây lan khi một người tiếp xúc với chất nhầy hoặc nước bọt của người bị nhiễm bệnh.
Triệu chứng của viêm tiểu phế quản
Bệnh viêm tiểu phế quản bắt đầu với các triệu chứng tương tự cảm lạnh bao gồm ho nhẹ, sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Các triệu chứng khác thường phát triển trong vài ngày tới, bao gồm: sốt nhẹ (nhiệt độ 38 độ C), ho khan và dai dẳng, thở khò khè, ăn ít hơn, ít tiểu hơn, nôn sau khi ăn, cáu kỉnh,…
Bệnh viêm tiểu phế quản bắt đầu với các triệu chứng tương tự cảm lạnh
Bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi bệnh?
Mặc dù các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm tiểu phế quản thường giống với cảm lạnh, nhưng bệnh kéo dài sẽ gây ra các triệu chứng nặng hơn. Vậy nên không ít ba mẹ lo lắng bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi?
Nhìn chung, bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ thường kéo dài 7 ngày kèm theo các triệu chứng thường gặp như ho, mệt mỏi, sốt nhẹ. Các triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần trong 14 ngày nếu bé được chăm sóc và điều trị đúng cách. Ngược lại nếu bé không được điều trị đúng và sớm, virus nằm trong phổi lâu ngày sẽ gây ra nhiều nguy hiểm.
Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em nếu không được can thiệp điều trị sớm và kịp thời, để bệnh kéo dài nhiều tuần liền thì bé dễ bị nôn trớ, khó thở, hôn mê, thở gấp, da xanh xao, chán ăn, bỏ bú,… Thời gian hồi phục sau khi bị bệnh lâu thì rất dễ tái phát bệnh nhiều lần nên các mẹ cần hết sức lưu ý.
Bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi?
Khi nào ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ vì bị viêm tiểu phế quản?
Sau khi biết được bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi, ba mẹ cũng cần lưu ý nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời nếu bé bị viêm phế quản lâu ngày không khỏi sau hơn 2 tuần, đặc biệt nếu bé dưới 12 tuần tuổi, bé sinh quá non hoặc mắc bệnh tim.
Hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức nếu bé có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Da, môi và móng tay có màu xanh hoặc xám do nồng độ oxy thấp.
- Khó thở, không thể nói hay khóc.
- Không chịu ăn uống.
- Khó thở.
- Thở rất nhanh, nhịp thở có thể hơn 60 lần/phút với những hơi thở ngắn và nông.
- Di chuyển chậm, yếu hoặc rất mệt mỏi.
Ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu bé bị viêm phế quản lâu ngày không khỏi sau hơn 2 tuần
Cách chăm sóc cho bé bị viêm tiểu phế quản tại nhà
Cho bé uống đủ nước: Trẻ sơ sinh thường chỉ nên bú sữa công thức hoặc sữa mẹ. Trẻ lớn hơn có thể uống nước lọc, nước trái cây hoặc sữa. Bé có thể uống chậm hơn bình thường vì mũi bị sưng và có nhiều chất nhầy bên trong. Ba mẹ nên thường xuyên cho bé uống một ngụm nước nhiều lần trong cả ngày.
Nhỏ nước muối vào mũi để giảm nghẹt mũi: Nước muối sinh lý cho bé thường an toàn và không gây kích ứng mũi. Bạn hãy nhỏ vài giọt nước muối vào lần lượt từng bên mũi để loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy giúp bé thở dễ dàng hơn.
Làm ẩm không khí: Nếu không khí trong phòng của bé bị khô, ba mẹ hãy dùng máy tạo độ ẩm hoặc máy tạo hơi phun sương mát để làm ẩm không khí. Điều này giúp làm lỏng chất nhầy và giảm ho cho bé. Luôn giữ máy tạo độ ẩm sạch sẽ để vi khuẩn và nấm mốc không phát triển trong máy.
Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc, bụi, hóa chất: Tất cả những chất này đều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp. Vậy nên ba mẹ hãy để bé tránh xa khói thuốc, khói bụi, nấm mốc, hóa chất và bất cứ tác nhân nào có thể khiến bé bị dị ứng.
Cách chăm sóc cho bé bị viêm tiểu phế quản tại nhà
Lời khuyên cho ba mẹ: Để loại bỏ chất nhầy trong mũi của bé một cách tốt nhất và giúp bé thở dễ dàng hơn, ba mẹ hãy sử dụng máy hút mũi cao cấp cho bé. Ngoài ra, trẻ bị viêm tiểu phế quản có biểu hiện đờm đặc có thể sử dụng máy khí dung với nước muối để giúp loãng đờm, khiến bé ho và tống đờm ra ngoài dễ hơn.
Ngăn ngừa bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ bé bị viêm tiểu phế quản bao gồm:
- Không để trẻ tiếp xúc với người bệnh viêm tiểu phế quản.
- Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, tắm rửa và thay quần áo hàng ngày.
- Không để bé mút tay, chân và đồ chơi.
- Ba mẹ nên rửa tay cho mình và bé thường xuyên.
- Thường xuyên rửa hoặc lau đồ chơi của bé.
- Sử dụng khăn giấy dùng một lần và vứt đi ngay khi bé sử dụng xong
- Không cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất, chất gây dị ứng… để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản.
- Luôn vệ sinh và dọn dẹp không gian sống thường xuyên để tránh tích tụ vi khuẩn.
Ba mẹ cố gắng không để bé mút tay, chân và đồ chơi để tránh bị viêm tiểu phế quản
Qua bài viết trên, maytaooxy.vn hy vọng bạn đã hiểu rõ bé bị viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi. Chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ, dồi dào sức khỏe. Cảm ơn bạn đã quan tâm đón đọc bài viết!
>> Xem thêm:
- [Góc giải đáp] Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không?
- Gợi ý 6 mẹo dân gian giúp trẻ ngủ sâu giấc, không giật mình
- 5 Mẹo dân gian chữa sốt phát ban cho bé hiệu quả tại nhà